Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn Lớp 10 SGK Cũ Tuần 1 Ngữ Văn 10 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn 10

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

a. Khái niệm

Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, vê tình cảm, về hành động... Chính giao tiếp làm cho con người nâng cao hiểu biết, tiếp nhận được tri thức, thống nhất được hành động. Con người giao tiếp nhằm mục đích: nhận thức, hạnh động, biểu lộ cảm xúc.

b. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình

  • Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
  • Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện).

⇒ Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác

c. Các nhân tố giao tiếp

Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố:

  • Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai?
  • Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
  • Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?
  • Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
  • Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?

Ví dụ

Hãy làm rõ hoạt động giao tiếp trong quá trình đọc truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Gợi ý làm bài:

Các em có thể dựa vào các gợi ý sau để làm rõ vấn đề:

  • Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người viết/ nói (tác giả hay người viết) với người đọc (người nghe hay độc giả)
  • Hoạt động giao tiếp được tiến hành trong hoàn cảnh: ở nhà, ở lớp học, hay theo kế hoạch đọ sách của mỗi cá nhân...
  • Nội dung giao tiếp: Nội dung mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua câu chuyện tác giả viết (nội dung thuộc về lĩnh vực văn học, về những tình tiết, sự kiện, cảm xúc àm tác giả tạo nên qua câu chuyện)
  • Mục đích: Thông qua câu chuyện, người đọc nắm được các cốt truyện, các chi tiết, lí giải được các sự việc tác giả đưa ra và rút ra bài học cho mỗi cá nhân trong cuộc sống....
  • Phương tiện và cách thức tổ chức: 
    • Phương tiện ngôn ngữ : sử dụng ngôn ngữ văn chương.
    • Cách thức giao tiếp : dùng văn phong cách ngôn ngữ nghệ thuật kết hợp với các phong cách ngôn ngữ khác (nếu có), cách viết rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
    • Kết cấu văn bản: rõ ràng, có chương, mục, có tổ chức các sự việc, tình huống hợp lí, lo gic....

3. Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Để nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp và hai quá trình trong hoạt động giao tiếp, các em có thể tham khảo

bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK