Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 24 Ngữ Văn 9 Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngữ văn 9

Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đọc các đề bài trong sách giáo khoa (trang 79) để trả lời các câu hỏi.

a. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

  • Các đề bài trên có cấu tạo phong phú, đa dạng nhưng đều là một kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
  • Có những đề đã định hướng rõ. Có những đề đòi hỏi người làm bài phải tự xác định đề tập trung vào hướng nào, vào phương diện nào đáng chú ý nhất của đối tượng. 

b. Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ cảu người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các kiểu bài như khác nhau).

  • Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là kiểu bài khác nhau.  

1.2. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

  • Tìm hiểu đề, tìm ý.
  • Lập dàn bài.
  • Viết bài.
  • Đọc lại bài viết và sửa chữa.

b. Cách tổ chức triển khai luận điểm

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài, ở phần này người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương. Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?

  • Phần Thân bài trong văn bản trên bắt đầu từ đoạn "Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng..." đến "... cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh" 
  • Phần này trình bày cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ.
  • Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng bố cục mạch lạc, chặt chẽ, sự liên kết đoạn, liên kết giữa các phần. 
  • Phần Thân bài được nối kết với phần Mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên. Đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài. 
  • Phần Kết bài khẳng định lại một lần nữa sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương đã được trình bày ở phần Thân bài, nêu lên ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ.

Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?

  • Văn bản trên có sức hấp dẫn và tính thuyết phục cao. Các nguyên nhân chính làm nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản là:
  • Văn bản ngắn tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về các giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ Quê hương. Khi nói về các trạng thái cảm xúc phong phú của Tế Hanh, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, nhịp điệu thơ tương ứng. Người viết đã nắm vững đặc trưng của tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm thơ trữ tình và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể, rõ ràng. 
  • Bố cục của văn bản mạch lạc, sáng rõ. 
  • Qua văn bản trên, có thể thấy người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ Quê hương. Đây là một yêu cầu cơ bản để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

1.3. Ghi nhớ

  • Bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lac theo các phần:
  • Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
  • Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
  • Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. 
  • Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần nêu lên đươck các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.

2. Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Để biết và nắm vững cách làm bài văn đáp ứng tốt các yêu cầu đề bài, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK