Tổng kết phần văn - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Văn bản thơ

a. Tên các văn bản

  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu: Phong thái ung dung và khí phách kiên cường của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
  • Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh: Khắc hoạ hình tượng người anh hùng cứu nước ngang tàng, khí phách.
  • Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà: Thể hiện tâm sự bất hoà của tác giả trước thực tại tầm thường, xấu xa.
  • Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải: Thể hiện nổi bật tình cảm mãnh liệt đối với nước nhà.
  • Nhớ rừng - Thế Lữ: Thể hiện sự chán ghét thực tại, niềm khao khát tự do, lòng yêu nước thầm kín.
  • Ông đồ - Vũ Đình Liên: Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.
  • Quê hương - Tế Hanh: Khắc hoạ hình ảnh tươi sáng, khoẻ khoắn, đầy sức sống của quê hương.
  • Khi con tu hú - Tố Hữu: Thể hiện khát khao tự do của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đày.
  • Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh: Nói lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác.
  • Ngắm trăng (Vọng Nguyệt) - Hồ Chí Minh: Thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác.
  • Đi đường (Tẩu lộ) - Hồ Chí Minh: Hàm súc, gợi ra tính biểu tượng về đường đời.

b. So sánh các thể thơ

Thất ngôn bát cú Thơ tám chữ

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: số câu, số chữ được quy định chặt chẽ, cách gieo vần, phép đối, niêm theo đúng luật thơ Đường.

- Bằng hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ thơ: do luật thơ qui định chặt chẽ nên cách bộc lộ cảm xúc mang tính ước lệ, nhịp thơ 4/3 đều đều, hình ảnh, ngôn ngữ đều lấy từ thi liệu cổ điệu.

- Tám chữ nhưng số câu không hạn định, gieo vần chân (vần bằng, vần trắc) câu thơ tuôn trào theo cảm xúc không qui định bởi niêm luật.

- Tự do, thoải mái và tự nhiên hơn do không bị ràng buộc bởi số câu, chữ và luật thơ. Cảm xúc tuôn trào, chân thành tự nhiên, giọng điệu thơ mới mẻ, ngôn ngữ thơ sáng tạo, hình ảnh gợi cảm.

1.2. Văn bản nghị luận

a. Tên các văn bản

  • Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) - Lí Công Uẩn: Thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc.
  • Hịch tướng sĩ (Du chư tì tướng sĩ hịch văn) - Trần Quốc Tuấn: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta thể hiện qua lòng căm thù giắc và ý chí quyết thắng kẻ thù.
  • Nước Đại Việt (trích Bình Ngô đại cáo) - Nguyễn Trãi: Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên bố chủ quyền, tuyên ngôn độc lập.
  • Bàn luận về phép học (Luận học pháp) - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: Bài văn nêu rõ mục đích, phương pháp học để trở thành người có ích.
  • Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp): Bài văn vạch trần tội ác của thực dân Pháp bằng giọng văn đanh thép, mỉa mai.

b. Nhắc lại một số khái niệm về các thể loại nghị luận trung đại đã học

  • Cáo: Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn để mọi người biết.
  • Hịch: Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi chống thù trong giặc ngoài.
  • Chiếu: Ban bố mệnh lệnh của nhà vua cho thần dân về vấn đề đất nước.
  • Tấu: Thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

c. So sánh hai loại nghị luận

Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại
Thiên về chức năng nghe, thường viết theo lối văn biền ngẫu có vần điệu. Tùy thuộc mỗi loại nghị luận và đối tượng (thần dân, tướng sĩ, vua...) thường gắn liền với những sự kiện lịch sử trong đại của đất nước. Thiên về chức năng đọc, hướng đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội để bày tỏ quan điểm, cũng như cách nhìn nhận đánh giá của người viết về luận đề mà mình trình bày. Nội dung cũng đa dạng, phong phú.

2. Soạn bài Tổng kết phần văn

Để nắm hệ thống các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em có thể tham khảo bài soạn Tổng kết phần văn.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK