Quan sát các từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Ngữ liệu: SGK trang 56
Ngữ liệu a SGK trang 57.
Ngữ liệu b SGK trang 57.
Câu 1: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Câu 2: Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Đề: Đọc bài thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tặng vợ và cho biết đâu là các từ ngữ địa phương trong bài thơ?
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy em ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì em bát vào
Cá quả gọi là cá tràu
Vo trốc là bảo gội đầu đấy em....
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
(Báo Văn nghệ, số 28/2006)
Gợi ý làm bài
Để hiểu được như thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội và sử dụng chúng một cách phù hợp, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK