Bài 3 trang 69 SGK Hóa học 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiêm trong phòng thí nghiệm): khí hiđro; khí clo; khí cacbon đioxit, khí metan CH4 bằng cách:

a) Đặt đứng bình ?

b) Đặt ngược bình ?

Giải thích việc làm này.

Hướng dẫn giải

- Những khí nặng hơn không khí có thể thu được bằng cách đặt đứng bình.

- Những khí nhẹ hơn không khí có thể thu được bằng cách đặt ngược bình.

Lời giải chi tiết

Ta có tỉ khối của các khí so với không khí:

 \(d_{H_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{H_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{2}{29}\) = 0,07;   \(d_{Cl_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{Cl_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{71}{29}\) = 2,45

\(d_{CO_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{CO_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{44}{29}\) = 1,52;   \(d_{CH_{4}/kk}\) = \(\frac{M_{CH_{4}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{16}{29}\) = 0,55

a) Khi đặt đứng bình ta sẽ thu được những chất khí nặng hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí lớn hơn 1) như khí clo (nặng hơn 2,45 lần), khí cacbon đioxit (1,52 lần).

b) Khi đặt ngược bình ta sẽ thu được những chất nhẹ hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí nhỏ hơn 1) như khí hiđro (nhẹ hơn 0,07 lần), khí metan (nhẹ hơn 0,55 lần).

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK