Câu 1. Có thể chọn một trong các câu ca dao trong bài "Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình"
Câu 2. Có thể chọn bài thơ trữ tình "Sông núi nước Nam" thuộc phần văn học trung đại Việt Nam.
Câu 3.
Cử đầu vọng minh nguyệt.
Đê đầu tư cố hương
Dịch thơ
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Toàn bộ bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh, nhưng ở hai câu cuối thể hiện điều đó rõ nhất. Nội tâm của người ngắm cảnh được biểu hiện qua hai hành động đối lập ngẩng đầu và cúi đầu. Ngẩng đầu nhìn vầng trăng vằng vặc bao la mênh mông, ở trên cao, một mình trăng giữa cả một bầu trời quá rộng, trăng cô đơn lẻ loi. Dưới mặt đất đêm mênh mông chỉ mình người lữ thứ đang thức ngắm nhìn trăng. Trăng và người cùng cảnh ngộ, cùng tâm sự nỗi niềm nhưng trăng trên cao, người dưới thấp đối diện mà không được chia sẻ nỗi lòng, không chia sẻ được tâm sự đầy vơi.
Hành động cúi đầu như là một hệ quả tất yếu, Người lữ thứ nhớ về những người thân yêu ở quê nhà, nhớ mảnh đất quê hương gắn bó mà giờ mình đang phải xa cách nghìn trùng. Và cũng có thể nhớ về một đên trăng tương tự như thế được ở bên bạn bè để vừa làm thơ, uống rượu và ngắm trăng.
Trong đời người chắc chắn ai cũng có một lần xa quê, nhưng có ngắm vầng trăng sáng nơi đất khăchs quê người thì mới thấu hiểu tâm trạng người lữ thứ. Vào mỗi lần nhìn vầng trăng sáng, bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch lại trào dâng trong tâm hồn để rồi đến lượt mình ta lại: Đê đầu tư cố hương như thi Tiên hàng nghìn năm trước.
Câu 4. Xem lại bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng
Câu 5. Em cảm nhận gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi.
Câu 6. Có thể chọn một trong các câu ca dao trong bài "Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất"
Xem lại bài tục ngữ về Thiên nhiên lao động sản xuất.
Câu 7.
Câu 8. Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
Văn chương là 1 vẻ đẹp, một sự tươi sáng và là phép màu của tự nhiên ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Văn chương đem lại cho bạn đọc nhung cảm xúc mới lạ như: lòng biết ơn, sự đồng cảm, đức tính hi sinh cao cả,... ngoài việc cho ta những tình cảm mới, văn chương còn luyện cho ta những tinh cảm ta sẵn có. Khi đọc văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc hẳn ai cũng sẽ đồng cảm xót xa cho 2 anh em Thành và Thủy khi bị xa nhau vì cuộc hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ. Hoặc Khi đọc một mẩu truyện vui nào đó thì mọi người cũng sẽ có những phút giây thư giãn đầy bổ ích vì những tiếng cười và niềm vui mà trong truyện mang lại. Vậy chẳng phải những tác phẩm, những mẩu truyện là văn chương đã gâ cho ta những tình cảm ta không có sao? Rồi cũng cính cái phép màu mang tên văn chương ấy cũng đã tôi luyện, vun đắp những tình cảm mà ta sẵn có. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", từ gây ở đây còn chỉ sự tiêu cực. Nếu chúng ta đọc những sách báo không phù hợp với lứa tuổi thì nó sẽ làm cho con người sa lầy vào những điều không tốt và phai mờ giá trị thật sự tốt đẹp của văn chương. Vì vậy chúng ta phải góp phần vào việc xây dựng hình ảnh văn chương ngày một tốt đẹp hơn.
Câu 9. Xem lại bài Sống chết mặc bay
Câu 10. Xem lại bài những trò lố hay Va - ren và Phan Bội Châu.
Câu 11.
Giải thích thành ngữ "Oan Thị Kính"
Thành ngữ là hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy ít chữ nhưng dưới cái vô hình thức ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, thâm tuý. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để nói về những nỗi oan ức cùng cực và không thể giãi bày. Cuộc đời Thị Kính là sự chồng chất của những nổi oan. Tiếng xấu hại chồng là nỗi oan đầu tiên, cũng là khởi đầu của cuộc đời đầy oan nghiệt.
Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng "chú tiểu". Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho "chú tiểu" ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.
"Oan Thị Kính" là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.
Để ôn lại kiến thức các bài văn đã học, các em có thể tham khảo
bài soạn Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK