Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn Lớp 7 SGK Cũ Bài 26 Ngữ Văn 7 Cách làm bài văn lập luận giải thích - Ngữ văn 7

Cách làm bài văn lập luận giải thích - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

a. Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
  • Tìm ý:
    • Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì?
    • Vì sao đi một ngày đàng học một sàng không?
    • Lợi ích của câu tục ngữ này? Nó giúp ta những bài học gì?

b. Lập dàn bài                                       

  • Lập dàn bài theo bố cục ba phần:
    • Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó.
    • Thân bài: Triển khai viêc giải thích 
      • Giải thích nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì?.
      • Giải thích nghĩa bóng: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không, kinh nghiệm đó là gì?
      • Nghĩa sâu: Liên hệ với những câu tục ngữ khác có cùng nghĩa với câu cần giải tích.
      • Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề.
    • Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c. Viết bài

  • Mở bài: 
    • Đi thẳng vào vấn đề.
    • Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
    • Nhìn từ cái chung đến cái riêng.
  • Thân bài:
    • Nên có từ liên kết đoạn mở bài với thân bài: Thật vậy, có thể nói rằng, trước hết, như ta đã biết,...
    • Giải thích: Nghĩa đem, nghĩa bóng, nghĩa sâu.
    • Mở bài và thân bài phải phù hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất.
  • Kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau, nhưng phải thâu tóm được nhứng ý chính đã triển khai trong phần thân bài.

1.2. Ghi nhớ

  • Muốn là bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
  • Dàn bài:
    • Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
    • Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
    • Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
  • Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.

2. Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích

Để nắm được các bước làm văn lập luận giải thích, các em có thể tham khảo

bài soạn Cách làm bài văn lập luận giải thích.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK