Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 23 Ngữ Văn 6 Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ - Ngữ văn 6

Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Minh Huệ (1927 - 2003)
  • Tên khai sinh: Nguyễn Thái
  • Quê: Nghệ An
  • Làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh
    • Bài thơ được viết năm 1951
    • Dựa trên sự kiện có thực: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
  • Thể loại: Thơ tự sự
  • Thể thơ: Thơ ngũ ngôn (5 chữ)
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Ngôi kể: Ngôi thứu 3
  • Nhân vật chính: Bác Hồ.
  • Tóm tắt
    • Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng.
    • Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích.
    • Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.
  • Gồm 2 phần
    • Phần 1 (từ đầu đến "cùng Bác"): Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác Hồ. Phần này chia làm hai đoạn nhỏ:
      • Đoạn 1 (từ đầu đến "Lấy sức đâu mà đi"): Tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.
      • Đoạn 2 (tiếp đến "cùng Bác"): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba
    • Phần 2 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác Hồ

So sánh Lần thức dậy thứ 1 Lần thức dậy thứ 3
Tâm tư
  • Ngạc nhiên, băn khoăn: Trời khuya Bác vẫn ngồi trầm ngâm
  • Xúc động (nhìn, dõi theo cử chỉ, hành động của Bác)
    • Bác đốt lửa
    • Sưởi ấm
    • Dém chăn
  • Mơ màng (như nằm trong giấc mộng): "Bóng Bác cao lồng lộng"

 → Yêu kính, xúc động trước tấm lòng của Bác

  • Thổn thức: Anh hỏi thì thầm
  • Lo lắng (mời Bác đi ngủ): Sợ Bác ốm

 → Tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ, cảm phục trước tấm lòng của Bác

=> Sự xúc động cao độ, cảm nhận sự lớn lao và gần gũi của Bác trong tâm trạng lâng lâng

  • Lo lắng, hốt hoảng, giật mình
  • Vội vàng, nằng nặc mời Bác ngủ

→ Tình cảm lo lắng, chân thành của anh đội viên

  • Lòng vui sướng mênh mông, thức luôn cùng Bác

→ Tình cảm lo lắng, biết ơn của anh đội viên

=> Cảm nhận một lần nữa thật sâu xa, thấm thía tấm lòng cao cả và sự vĩ đại của Bác

Nghệ thuật

(Tiêu biểu)

  • So sánh

... "Như nằm trong giấc mộng"

 

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

  • Điệp ngữ: ..."càng nhìn"..."càng thương"
  • Đảo trật tự ngôn từ, lập lại các cụm từ: "Mời Bác ngủ Bác ơi!"

 

Sơ kết
  • Lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và sự chăm sóc thiêng liêng của Bác.
  • Niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.

b. Hình tượng Bác Hồ

* Thời gian, không gian

  • Trời khuya
  • Mưa lâm thâm
  • Mái lều xơ xác

* Hình dáng, tư thế

  • Mái tóc bạc
  • Ngồi lặng yên
  • Mặt trầm ngâm
  • Ngồi đinh ninh
  • Chòm râu im phăng phắc
  • Nghệ thuật
    • Từ láy gợi hình: "Đinh ninh", "phăng phắc", "trầm ngâm"
    • So sánh ẩn dụ: Bóng Bác - ngọn lửa hồng

→ Thể hiện chiều sâu tâm trạng của Bác: Lo lắng và thương những người dân công.

* Cử chỉ, hành động

  • Đốt lửa, sưởi ấm cho chiến sĩ
  • Đi dém chăn
  • Nhón chân nhẹ nhàng

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân thật khẽ.

→ Nhiều từ láy liên tiếp

⇒ Lo lắng, ân cần, giống hành động của người cha, người mẹ lo cho con.

⇒ Tình yêu thương sâu sắc và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ đối với chiến sỹ.

* Lời nói

  • Lần đầu, Bác chỉ nói vắn tắt: Cháu cứ việc ngủ ngon

Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc.

* Tâm tư

  • Lần sau: Không an lòng, thương đoàn dân công

Bác thương đoàn dân công

Mong trời sáng mau mau

→ Miêu tả kết hợp biểu cảm.

⇒ Bác hiện lên là một người giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao, thiêng liêng.

⇒ Bác là vị lãnh tụ vĩ đại đáng kính.

c. Ý nghĩa khổ thơ cuối

  • Thể hiện chân lý đơn giản mà lớn lao

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

→ Đêm không ngủ trong bài thơ là một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của Bác.

⇒ Cuộc đời của Người dành trọn vẹn cho nhân dân, cho Tổ quốc.

⇒ Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người đều thấu hiểu.

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
      • Lựa chọn, sử dụng lừi thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
      • Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
    • Nội dung

      • Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân
      • Tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.

Ví dụ

Đề bài: Dựa vào văn bản "Đêm nay Bác không ngủ" (của Minh Huệ), em hãy tả lại hình ảnh người thân trong một đêm không ngủ.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu về hình ảnh người thân sẽ miêu tả trong đêm không ngủ (mẹ em)

2. Thân bài

  • Vì sao mẹ không ngủ?
  • Không gian trong đêm không ngủ.
  • Hình ảnh mẹ trong đêm không ngủ sau những lần thức giấc.
  • Hình ảnh mẹ trong lần thức giấc cuối cùng.

3. Kết bài

  • Suy nghĩ về mẹ và bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.

Bài văn mẫu

Hình ảnh mẹ không ngủ khiến tôi nhớ đên bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Một đêm với nhiều nỗi trăn trở khiến hình ảnh mẹ cứ ám ảnh mãi trong tôi.

Đêm ấy, một đêm trời lạnh, gió ngoài vườn thổi xào xạc những hàng cây, mưa rơi rả rích, lộp bộp trên tàu lá chuối. Có lẽ trời đã khuya lắm rồi, không khí lạnh ở đâu ùa đến thật đáng sợ. Tôi rùng mình vì lạnh, đang tìm chăn thì một bàn tay ấm áp quen thuộc kéo chăn lên ủ ấm cho tôi. Tôi cố nằm thật im không cựa quậy và hé mắt nhìn. Đó là mẹ, mẹ vẫn chưa ngủ...

Kéo chăn đắp cho tôi xong mẹ ngồi về phía cuối giường. Bóng mẹ cao gầy, in nghiêng trên bức tường vôi cũ. Mái tóc dài của mẹ xổ ra nom thật âu sầu. Lo lắng, tôi định choàng ngồi dậy nhưng lại thôi vì thấy mẹ có vẻ đang miên man suy nghĩ. Sự vô tư của trẻ con khiến tôi ngủ thiếp đi lúc hào không hay. Nhưng trong giấc ngủ chập chờn tôi vẫn thấy bóng mẹ nghiêng nghiêng. Bỗng một tia chớp lóe sáng, tôi giật mình thảng thốt hét lên, mẹ nằm xuống, ôm lấy tôi, vỗ về ru ngủ. Tôi thì thầm bện tai mẹ: “Mẹ ơi sao mẹ chưa ngủ. Muộn lắm rồi, mai mẹ còn đi làm nữa”. Mẹ vuốt tóc rồi nói với tôi: “Con gái cứ ngủ đi nhé. Mẹ cũng chuẩn bị ngủ rồi”. Thế là tôi lại miên man. Giấc ngủ không sâu nên khi nghe chú gà trống ngủ mơ gáy sáng, tôi chợt tỉnh dậy. Tôi đưa tay sang bên cạnh tìm mẹ nhưng không thấy. Đưa mắt xuống cuối giường cũng không thấy đâu, tôi giật mình ngồi dậy. Thì ra mẹ đang đứng bên cửa sổ. Nhẹ nhàng như một chú mèo, tôi tiến đến ôm sau lưng mẹ.

Có lẽ ít khi tôi ngắm nhìn mẹ kĩ như thế. Một đêm dài thao thức khiến mẹ mệt rất nhiều. Mái tóc được mẹ vấn lên, chiếc áo khoác mỏng không đủ ấm nên thỉnh thoảng mẹ khe khẽ run người. Tôi siết chặt tấm lưng gầy của mẹ, tay nắm chặt bàn tay xương xương. Tay mẹ đang run run vì lạnh. Tôi bước đến trước mặt mẹ, thì ra mẹ khóc. Đôi mắt đã đỏ hoe từ bao giờ. Dường như những nếp nhăn trên trán nhiều hơn, chúng xô nhau gợi thêm sự vất vả của mẹ. Da mẹ xám hẳn di, trông thật tội. Tối vuốt nhẹ mấy sợi tóc mai xòa xuống trán, lấy hai tay vuốt má mẹ cho ấm. Mẹ nhìn tôi trìu mến nhưng nụ cười của mẹ trông rất buồn. Ánh mắt mẹ nói lên tất cả. Dù vui hay buồn, chỉ cần nhìn mắt mẹ là thấy. Hôm nay mẹ còn khóc nữa chắc có chuyện gì xảy ra khiến mẹ phiền muộn. Tôi quyết, định hỏi mẹ. Mẹ im lặng trong giây lát, bỗng giọt nước mắt ấm nồng rơi nhẹ xuống bàn tay tôi. Mẹ nói trong nước mắt: “Bác cả mới báo tin cho mẹ, bà ngoại yếu lắm rồi...”. Nói đến đó thì mẹ khóc nức lên. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ xúc động như thế. Tôi rất yêu bà và tôi biết với mẹ, bà ngoại có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Mẹ không thể ngủ được, mẹ chỉ mong trời sáng thật nhanh để còn về thăm bà. Nhưng lạ thay trời cứ mưa và đêm cứ dài. Hết ngồi lại đứng, mẹ đi lại trong căn phòng. Khuôn mặt không khỏi băn khoăn, lo âu, thỉnh thoảng lại nhìn ra ngoài trời. Thức cùng mẹ tôi mới biết thời gian thật ý nghĩa biết bao. Tôi thương mẹ vô cùng. Chợt thấy tiếng gà gáy sáng, mẹ thấp thỏm vui mừng...

Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” tác giả chỉ khắc họa một đêm trong bao nhiêu đêm Người không ngủ nhưng đã làm sáng lên chân dung vị lãnh tụ vĩ đại, vì Bác là Hồ Chí Minh. Với tôi, trong một đêm không ngủ, một đêm dài như vô tận khiến mẹ mệt mỏi rã rời nhưng cũng nhờ một đêm thao thức ấy mà tôi hiểu được nỗi lòng, hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ.

3. Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) được sáng tác vào đầu năm 1951, dựa theo lời kể của một chiên sĩ tham gia chiến dịch Biên giới cuối 1950. Bài thơ thể hiện tấm lòng nhân ái sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời phản ánh lòng kính yêu chân thành của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ giản dị và vĩ đại. Để nắm được những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây:

Bài soạn Đêm nay Bác không ngủ.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Đêm nay Bác không ngủ

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được Minh Huệ sáng tác vào cuối năm 1950. Bài thơ kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ khi Bác trực tiếp chỉ đạo chiến dịch đã tác động mạnh đến cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ, thành nguồn thi hứng để sáng tác ra bài thơ này. Để cảm nhận được sâu sắc bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK