Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 16 Ngữ Văn 6 Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả - Ngữ văn 6

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương

a. Đối với các tỉnh miền Bắc

  • Viết đúng các phụ âm dễ bị mắc lỗi
    • tr/ch: trả/chả, tro/cho, trong/chong, tre/che
    • s/x: sen/xen, so /xo, son /xon, sung /xung
    • r/d / gi: ra/da / gia, ran/dan/gian
    • l/n: lồi/nồi, lép/nép, la/na, li/ni

b. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam

  • Viết đúng một số cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi
    • c/t: mắc/mắt, cắc/cắt
    • n/ng: tàn/tàng, quan/quang
  • Viết đúng một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi: V/d: vừa/dừa, vô/dô

1.2. Các mẹo chính tả

a. Mẹo về dấu: Cách phân biệt dấu hỏi, ngã

  • Trong các từ láy Tiếng Việt có quy luật trầm bổng:
    • Trong 1 từ 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là bổng hoặc đều là trầm
    • Không có 1 tiếng thuộc hệ bổng lại láy âm với tiếng thuộc hệ trầm.
      • Hệ bổng: sắc, hỏi, không.
      • Hệ trầm: huyền, ngã, nặng.
      • Ví dụ: chặt chẽ, nhơ nhớ, nhớ nhung, õng ẹo.
  • Mẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng.
    • Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó là dấu hỏi.
      • Ví dụ: mê mẩn, ngơ ngẩn, bảnh bao, trong trẻo, nhỏ nhen.
    • Nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
      • Ví dụ: mĩ mãn, loã xoã, nhũng nhẵng, não nề.

b. Cách phân biệt l và n

  • L đứng trước âm đệm
  • N lại không đứng trước âm đệm.
  • Chữ N không bao giờ bắt đầu đứng trước một vần đầu bằng oa, oă, uâ, ue, uy.
    • Ví dụ: cái loa, chói loá, loạc choạc, luyện tập, lở loét, luật lệ, loắt choắt...
  • L láy âm rộng rãi nhất trong Tiếng Việt.
  • Không có hiện tượng L láy âm với N, chỉ có N - N, L - L.
    • Ví dụ: no nê, nườm nượp, nô nức,..

c. Cách phân biệt tr - ch

  • Tr Không đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê.
    •  Ví dụ: choáng, choé, ...

d. Phân biệt s và x

  • S không đi kèm với các vần đầu bằng oa, oă, oe, uê.
    • Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa,...
  • S không bao giờ láy lại với X mà chỉ điệp.
    • Ví dụ: sục sạo, sỗ sàng, san sát, xao xuyến, xôn xao,...
  • Tên thức ăn thờng đi với X
    • Ví dụ: xôi, xúc xích, lạp xườn...
  • Tên đồ dùng và chỉ người, vật đều đi với S.
    • Ví dụ: sư, súng, sắn, sóc, sò, sếu...

Ví dụ

Đề bài 1: Chính tả: nghe - viết đoạn văn.

Đoạn 1

"Một buổi sáng có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền xám đen xịt. Gió Nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước. Từ phía Nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông. Gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây".

Đoạn 2

“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch gữa những đầu sóng trắng.”

Đề bài 2: Nghe –  viết: Chép lại bài thơ sau:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Đề bài 3. Chỉ ra và chữa lỗi sai chính tả trong đoạn văn sau:

“Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiên liên, mỗi lá thông óng ánh , mỗi bờ cát, mỗi hạt sương nong nanh trong những cánh rừng rậm dạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn chùng là những điều thiên liên chong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.”

Gợi ý làm bài

“Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiên liên, mỗi lá thông óng ánh , mỗi bờ cát, mỗi hạt sương nong nanh trong những cánh rừng rậm dạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn chùng là những điều thiên liên chong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.”

  • Sửa lại
    • "Thiêng liêng"
    • "Long lanh"
    • "Rậm rạp"
    • "Côn trùng"
    • "Trong"

Đề bài 4: Điền vào chỗ trống các âm, vần thích hợp;

(1) trong …..ẻo, ….ân trời, l….lánh, ….ộn……àng.

(2) ch……chắn, t….kiếm

Gợi ý làm bài

  • Điền vào chỗ trống
    • (1) trong trẻo, chân trời, lấp lánh, rộn ràng.

    • (2) chắc chắn, tìm kiếm

3. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả

Để chữa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, các em có thể tham khảo

bài soạn Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK