Ngôi kể trong văn tự sự - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể

1.1. Ngôi kể

a. Ngôi kể thứ ba
  • Người kể gọi các nhân vật bằng chính tên của chúng (vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, sứ nhà vua...)
  • Người kể tự giấu mình đi như là không có mặt, nhưng thực ra có mặt ở khắp nơi.
  • Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
b. Ngôi kể thứ nhất
  • Nhân vật Dế Mèn tự xưng là “tôi”

→ Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.

1.2. Vai trò của ngôi kể

  • Người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể.
  • Khi chọn ngôi kể thứ nhất, có thể “tôi” là tác giả, cũng có thể “tôi” là nhân vật trong truyện tự kể về mình.
  • Ngôi kể thứ nhất: Tính chủ quan.
  • Ngôi kể thứ ba: Tính chủ quan.
  • Có thể đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi kể thứ ba, nhưng khó có thể đổi ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ nhất.

1.3. Ghi nhớ: SGK Trang 89

II. Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự

Để nắm được vai trò của ngôi kể trong văn tự sự, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Ngôi kể trong văn tự sự.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK