Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.
→ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
⇒ Tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn gần gũi
Thứ tự | Những thử thách | Chiến công |
1 |
Bị mẹ con Lý Thông lừa canh miếu thờ chằn tinh để thế mạng → Chiến đấu với chằn tinh |
Giết chằn tinh và thu được bộ cung tên vàng |
2 |
Xuống hang diệt đại bàng và cứu công chúa → Bị Lý Thông lấp cửa hang |
Giết đại bàng và cứu công chúa |
3 |
Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù → Thạch Sanh bị bắt hạ ngục |
Cứu thái tử con vua Thủy tề |
4 | Đối mặt với liên quân 18 nước chư hầu | Chiến thắng liên quân 18 nước chư hầu |
Thạch Sanh | Lý Thông |
|
|
|
|
|
|
Là người cao cả → Đại diện cho cái THIỆN |
Là kẻ bạc nhược, thấp hèn → Đại diện cho cái ÁC |
⇒ Cưới công chúa và nối ngôi vua | ⇒ Bị sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung |
→ Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục
Đề bài 1: Kẻ bảng phân biệt sự khác nhau giữa truyện Cổ tích, Thần thoại và Truyền thuyết.
Gợi ý làm bài
Thể loại |
Thần thoại |
Truyền thuyết |
Cổ tích |
Đối tượng |
Truyện kể về các vị thần |
Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ |
Truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (dũng sĩ, tài năng kì lạ, thông minh…), thường có yếu tố hoang đường |
Nội dung | Phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người. | Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật. | Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của cái công bằng đối với sự bất công. |
Đề bài 2: Từ một câu chuyện cổ tích đã học, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết bài
- Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng mà người xưa mơ ước.
Bài văn mẫu
Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.
Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một minh trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già Đềlại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.
Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt rạng rõ phúc hậu và thân hình vạm vỡ, cường tráng.
Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.
Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức Đềđương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng
cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nó ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay chàng vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.
Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thuỷ Tề. Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chia tay, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa.
Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiều đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh Đềđược hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha bổng mẹ con hắn, Đềchúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi hoá kiếp thành bọ hung.
Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kỉnh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới linh đình nhưthế.
Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo quân sang đánh. Thạch Sanh một mình cầm đàn ra đứng trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải hạvũ khí xin hàng.
Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.
Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hoà bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của người dân nước Việt.
Đề bài 3: Sắm vai nhân vật Thạch Sanh để kể lại truyện cổ tích "Thạch Sanh".
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
2. Thân bài
a. Cuộc gặp giữa tôi và mẹ con Lý Thông
b. Cuộc chiến đấu giết chằn tinh
c. Cuộc chiên đấu giết đại bàng (nguyên là con yêu tinh)
d. Sự báo thù của hồn chằn tinh và đại bàng
3. Kết bài
Thạch Sanh thuộc nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. Thể hiện niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Thạch Sanh.
Đọc truyện Thạch Sanh giúp các em bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại; biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vât và các chi tiết đặc sắc của truyện. Biết cách kể lại được truyện. Ngoài ra, bài học còn giúp các em tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. Rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK