Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 5 Ngữ Văn 6 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Ngữ văn 6

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Từ nhiều nghĩa

  • Khái niệm
    • Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.
  • Ví dụ minh họa
    • Từ "chân"
      • Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...)
      • Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn...)
      • Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng...)
    • Một số từ chỉ một nghĩa
      • Ví dụ minh họa
        • Xe đạp: Chỉ một loại xe phải dạp mới đi được
        • Xe mãy: Chỉ một loại xe có động cơ, chạy bằng xăng.
        • Compa: Chỉ một loại đồ dùng học tập
        • Toán học: Chỉ một môn học cụ thể.
        • Hoa nhài: Chỉ một loại hoa cụ thể.
        • Bút mực: Bút phải bơm mực mới viết được.
  • Ghi nhớ 1: SGK/ 56

1.2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

a. Hiện tượng chuyển nghĩa

  • Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
    • Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
    • Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
    • Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
  • Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định.
    • Ví dụ:

"Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy quanh lưng.

Mùa xuân người ra đồng,

Lộc trải dài nương mạ".

("Mùa xuân nho nhỏ"  của Thanh Hải)

Từ "xuân": chỉ mùa xuân → Hiểu theo nghĩa gốc.

  • Trong một số trường hợp từ có thể được thể hiểu theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
    • Ví dụ

"Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

(Hồ Chí Minh)

Xuân (1): Nghĩa gốc.

Xuân (2): Nghĩa chuyển.

→ Hiểu theo 2 nghĩa.

b. Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm

So sánh Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm
Giống nhau Âm thanh giống nhau
Khác nhau Có mối liên hệ nhất định giữa các nghĩa Khác xa nhau về nghĩa
Ví dụ
  • Xem xét từ "nhà" trong các ví dụ sau:
    • (1) Công trình xây dựng để ở, làm việc
      • Ví dụ: Ngôi nhà đã được xây xong
    • (2) Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình.
      • Ví dụ: Dọn nhà đi nơi khác
    • (3) Gia đình, những người sống cùng nhà.
      • Ví dụ: Cả nhà đều có mặt đông đủ.
    • (4) Chỉ người thay mặt cho một gia đình ﴾thường dùng ở nông thôn.
      • Ví dụ: Nhà Dậu mới được cởi trói
    • (5) Triều đình, dòng họ nhà vua.
      • Ví dụ: Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay
    • (6) Tiếng để gọi vợ hoặc chồng ﴾thường dùng ở nông thôn﴿.
      • Ví dụ: Nhà ơi, giúp tôi một tay.
  • Trong đó các trường hợp trên nghĩa đều có mối liên hệ với nghĩa ở trường hợp (1).
    • Trường hợp (1): Đó chính là nghĩa gốc của từ "nhà"
    • Trường hợp (2), (3), (4), (5), (6): Là nghĩa chuyển của từ "nhà"

"Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn."

  • Lợi (1): Lợi ích
  • Lợi (2): Nướu răng

 

  • Ghi nhớ 2: SGK/ 56

Ví dụ

Đề bài: Hãy tìm ví dụ từ có nhiều nghĩa, phân tích và chứng minh tính chất nhiều nghĩa của ví dụ đó.

Gợi ý làm bài

  • Với từ “Ăn’’:
    • Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
    • Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.
    • Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.
    • Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
    • Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
    • Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.
    • Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

→ Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa.

  • Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
  • Nghĩa bóng (nghĩa chuyển): Là nghĩa có sau, được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

→ Từ "ăn" có nhiều nghĩa ⇒ Từ nhiều nghĩa.

3. Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Để nắm được từ khái niệm từ nhiều nghĩa, các hiện tượng chuyển nghĩa của từ, biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, biết đặt câu với từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển, các em có thể tham khảo bài soạn Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK