Con Rồng cháu Tiên - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a.Thể loại: Truyền thuyết

  • Là loại truyện dân gian tuyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
  • Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
  • Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

b. Tóm tắt

  • Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

c. Bố cục

  • Chia làm 3 đoạn
    • Đoạn 1. Từ đầu..."Long Trang": Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
    • Đoạn 2. Tiếp theo..."lên đường": Chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ và cuộc chia tay, chia con với Lạc Long Quân.
    • Đoạn 3. Còn lại: Giải thích nguồn gốc con Rồng cháu Tiên

d. Giải thích từ khó

  • SGK trang 7, 8 Ngữ văn lớp 6 tập 1.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhân vật Lạc long Quân và Âu cơ: Đều là thần

  • Nguồn gốc, hình dạng, tài năng

Nội dung

Lạc Long Quân

Âu Cơ

Nguồn gốc cao quý

Con trai Thần Biển, nòi Rồng, quen sống dưới nước

Con gái Thần Nông, dòng Tiên, ưa sống trên cạn

 Hình dạng  Mình Rồng, khôi ngô  Xinh dẹp, duyên dáng
 Sự nghiệp mở nước (tài năng) phi thường  Vô địch, nhiều phép lạ, diệt trừ yêu quái, dạy dân làm ăn  Dạy dân phong tục, lễ nghi
  • Kết duyên và sinh nở
    • Sự kết hợp tuyệt vời những gì đẹp nhất của thiên nhiên và con người, của hai giống nòi đẹp đẽ, tài giỏi và phi thường.
    • Chi tiết “cái bọc trăm trứng nở trăm con”: Hình tượng “một bọc” nghĩa là người Việt Nam là cùng một mẹ sinh ra. Một bọc tiếng Hán - Việt nghĩa là “đồng bào”. Nguồn gốc chúng ta thật cao đẹp, là con cháu rồng tiên, là kết quả của một tình yêu đẹp - mối lương duyên Tiên - Rồng.
  • Chia tay và chia con
    • 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên non. Khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau.

⇒ Giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước. Phản ánh nhu cầu khai phá và gây dựng các miền đất nước. Thể hiện tinh thần đoàn kết

b. Ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng, kì ảo

  • Khái niệm
    • Chi tiết hoang đường, kì ảo được hiểu là chi tiết không có thật, được các tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
  • Ý nghĩa
    • Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
    • Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc. Qua đó, thêm tự hào, tôn kính dân tộc, tổ tiên…
    • Tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
  • Tổng kết

    • Nội dung
      • Nắm được định nghĩa truyền thuyết.
      • Truyện con rồng cháu tiên nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc nòi giống và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt
    • Nghệ thuật
      • Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo

Ví dụ

Đề 1: Trong vai Lạc Long Quân, kể lại truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên".

Gợi ý làm bài

a. Mở bài:

  • Giới thiệu sự ra đời, tài năng và những hành động cao đẹp của Lạc Long Quân.

b. Thân bài

  • Kể các sự việc chính sau
    • Chuyện Long Quân gặp Âu Cơ.
    • Âu Cơ sinh con.
    • Long Quân về Thuỷ cung.
    • Long Quân và Âu Cơ cùng các con chia về hai miền xuôi ngược.

c. Kết bài:

  • Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và các vua Hùng.

Ví dụ minh họa


Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên mặt đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.
Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được Thần Trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống Rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới Thủy Cung.
Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗng ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.
Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. Ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: "Âu Cơ vốn thuộc dòng Tiên hợp với non cao, ta lại là giống Rồng quen sống nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nay mai khó là tránh khỏi". Ta bèn gọi trăm con cùng nàng tới và nói: "Ta và nàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ". Nàng nghe thấy hợp tình, cũng đành tuân theo. Cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết.
Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa "đồng bào" trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà.

3. Soạn bài Con Rồng cháu Tiên

Dân tộc Việt Nam có kho tàng truyền thuyết vô cùng phong phú, đặc sắc. Các truyền thuyết thường tập trung giải thích về nguồn gốc ra đời của con người, các hiện tượng tự nhiên,…Và truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên cũng vậy. Để hiểu hơn về truyện này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Con Rồng cháu Tiên.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Con Rồng cháu Tiên

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK