Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Liên kết các đoạn văn trong văn bản Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản đầy đủ

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản đầy đủ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Xem thêm Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1 (Trang 50 SGK 8 tập 1)

- Ta thấy ở hai đoạn văn trên không hề có sự liên kết, liên hệ gì mà tách biệt nhau. Bởi vì tuy cùng viết về những nội dung liên quan đến trường làng Mĩ Lí nhưng giữa hai đoạn văn không có liên kết.

Câu 2 (Trang 50 SGK 8 tập 1)

a) Cụm từ "trước đó mấy hôm" bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn văn thứ hai, tức là "tôi" đã từng đến trường rồi nhưng hôm đó trường xa lạ còn lần này quen thuộc hơn.

b) Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên kết với nhau hơn, tác giả đến trường và kể lại rằng mấy hôm trước cũng đã từng đến trường rồi.

c) Tác dụng khi liên kết các đoạn văn lại với nhau:

+ Tạo nên tính mạch lạc cho văn bản

+ Khiến cho chủ đề được xuyên suốt toàn bài

+ Các đoạn văn được liên kết một cách chặt chẽ, người đọc dễ dàng nắm được nội dung và hiểu về nội dung của tác phẩm.

II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

a) - Hai khâu đó chính là khâu tìm hiểu chi tiết sau đó đến việc cảm thụ sự vật.

- Từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn trên: "bắt đầu là", "sau...là".

khác, sau nữa,...

b) - Điểm chung của hai đoạn văn, cũng là sự liên kết giữa hai đoạn văn này là chúng nói về trường Mĩ Lí

- "nhưng lần này lại khác" : cụm từ để liên kết hai đoạn văn với nhau

- Những từ ngữ liên kết với ý nghĩa đối lập, tương phản đó là: trái lại, nhưng mà, ấy thế nhưng, tuy vậy,....

c) – Đại từ: đó. Trước "đó" là trước lúc nhân vật "tôi" lần đầu tiên cắp sách tới trường.

d) - Điểm chung của hai đoạn văn là đều nói về cách viết

- Từ nối: nói tóm lại

- Tóm lược lại nội dung, sự việc bằng những từ như: nhìn chung, tóm lại, tổng kết lại, nói khái quát....

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn

"Ái chà , lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!": câu liên kết hai đoạn với nhau

- Câu này có tác dụng liên kết vì nó nối liền với nội dung đi học của cu Tí mà mẹ đã nhắc ở đoạn trên (đi học bên anh Thận)

Thông qua phần Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản, hi vọng đây sẽ là một bài soạn trả lời chính xác những câu hỏi trong sách giáo khoa của các bạn học sinh. Chúc các bạn học tốt!

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK