I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN ?
Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm "Tắt đèn” (trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập một) và trả lời các câu hỏi:
1. Văn bản trên gồm ba ý, mỗi ý được viết thành một đoạn văn.
2. Để nhận biết đoạn văn, em thường dựa vào các dấu hiệu hình thức:
- Chữ viết hoa lùi đầu dòng.
- Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
3. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đôi hoàn chỉnh. Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn đã nằm trong định nghĩa trên.
II. CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
1. Câu chủ đề của đoạn văn.
Đọc kĩ đoạn một của văn bản và trả lời câu hỏi: Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là từ Ngô Tát Tố. Các câu trong đoạn văn này đều nhằm làm rõ cho đối tượng này.
Đọc kĩ đoạn văn thứ ba của văn bản trên và trả lời các câu hỏi:
a) Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là: Tát đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
b) Ý này được thể hiện chủ yếu ở câu đầu đoạn văn.
c) Câu biểu thị ý khái quát nhất của cả đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Câu chủ đề thường ngắn gọn, đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu đoạn văn.
2. Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn
Lại đọc và phân tích hai đoạn văn về Ngô Tất Tố và trả lời các câu hỏi:
Về đoạn 1: Đoạn văn 1 không có câu chủ đề. Ý của đoạn văn được trình bày theo cách song hành.
Về đoạn 3: Đoạn văn 3 có câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biếu nhất của Ngô Tất Tố. Ý của đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
Tiếp tục đọc kĩ và phân tích đoạn văn: “Các tế bào của lá... chất diệp lục chửa trong thành phần tế bào”. Như thế các cách trình bày nội dung trong đoạn văn là: diễn dịch, quy nạp, song hành.
LUYỆN TẬP
+ Bài tập 1
Văn bản Ai nhầm có hai ý. Mỗi ý được diỄn dạt thành một đọan văn.
+ Bài tập 2
Phân tích cách trình bày nội dung:
Đoạn a: Diễn dịch
Đoạn b: Song hành
Đoạn c: Song hành
♦ Bài tập 3
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ dại chứng tỏ tinh thẩn yêu nươc của dân ta. Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mưòi năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quan Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thê ki chống Pháp dã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi nãm đánh Mì, thắng Mĩ thống nhất đất nước.
• Biến đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp:
Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đà hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười nầm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mì thông nhất đất nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc khảng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
♦ Bài tập 4
Chọn ý giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công để viết thành một đoạn văn rồi phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK