Lịch sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thực dân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất, cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ

1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc kỳ

  • Chính sách của Pháp:
    • Pháp thiết lập bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống.
    • Bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân,vơ vét lúa gạo để xuất khẩu
    • Mở trường đào tạo tay sai và báo chí tuyên truyền cho kế hoạch xâm lăng của Pháp.
  • Chính sách đối nội, đối ngoại của triều đình Huế lỗi thời:
    • Vơ vét tiền của để phục vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí.
    • Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.
    • Bế quan tỏa cảng (đóng cửa).
    • Khởi nghĩa nông dân.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873

  • Nguyên nhân:
    • Bắc Kỳ đông dân, nhiều khoáng sản.
    • Có sông Hồng nối liền với Hoa Nam (Trung Quốc)
    • Kế hoạch đánh Bắc Kỳ của thực dân Pháp:
    • Cho gián điệp thăm dò.
    • Lợi dụng nhà Nguyễn nhờ đem quân ra Hạ Long để dẹp “hải phỉ”.
  • Năm 1872, Đuy puy gây rối ở Hà Nội.
  • Lấy cớ giải quyết vụ Đuy puy Gác- ni -ê đem quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
  • Ngày 20-11-1873 Pháp đánh thành Hà Nội.
  • Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại, bị thương nhịn ăn mà chết.
  • Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà
  • Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định
  • Quân Triều đình đông vẫn thua do: đường lối chính trị quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ 1873-1874

  • Viên Chưởng Cơ đánh địch quyết liệt ở của ô Thanh Hà.
  • Nhân dân kháng cự quyết liệt
  • Chiến thắng Cầu Giấy lần I: ( 21-12-1873):
  • Thấy lực lượng địch ở Cầu Giấy yếu, quân ta khép chặt vòng vây.
  • Ngày 21-12-1873, Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng bị quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm Phục kích.
  • Gac-ni-ê tử trận.
  • Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 15-3- 1874:triều đình Huế thừa nhận cho Pháp chiếm cả 6 tỉnh Nam Kỳ.Chịu lệ thuộc ngoại giao và thương mại
  • Nhận xét: mất chủ quyền ở Nam Kỳ, lệ thuộc về  ngoại giao và thương mại xuất phát ý thức bảo vệ quyền lợi và dòng họ

1.2. Thực dân Pháp đánh Bắc kỳ lần thư hai. Nhân dân Bắc kỳ tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882-1884

1. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thư hai 1882

  • Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, cấm đạo, dùng quân của Lưu Vĩnh Phúc, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh.
  • Ngày 3-4-1882,Ri -vi -e cho quân đổ bộ lên Hà Nội.
  • 25-4-1882, Ri- vi- e gửi tối hậu thư cho Tổng Đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
  • Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công, quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự buổi sáng,đến trưa thành mất, Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành.
  • Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

2. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng Pháp:

a. Kháng chiến chống Pháp của nhân dân:

  • Quân dân phối hợp chống Pháp
  • 19-5-1883 chiến thắng Cầu-Giấy lần thư hai, Ri- vi- e bỏ mạng,quân Pháp hoang mang dao động.

b. Pháp đánh Thuận an:

  • Cuối tháng 7-1883 vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình lục đục.
  • Pháp thêm viện binh nên chúng đánh Thuận An.

3. Hiệp ước Pa tơ nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ

18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An.

  • 20-8-1883 chúng lên Thuận An, triều đình Huế đình chiến, ký hai Hiệp ước là Hác- Măng và Pa- tơ -nốt.
  • Nội dung Hiệp ước Hác Măng năm 1883:
    • Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ, và Trung kỳ, cắt tinh Bình thuận ra khỏi Trung Kỳ và sát nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.
    • Thanh – Nghệ – Tĩnh sát nhập vào Bắc Kỳ.
    • Triều đình Huế cai quản vùng Trung Kỳ, nhưng mọi việc thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế.
    • Công sứ Pháp ở Bắc Kỳ kiểm soát công việc của triều đình  và nắm quyền trị an, nội trị.
    • Mọi việc giao thiệp với nước ngoài,kể cả Trung quốc đều do Pháp nắm.
    • Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
    • Nhân dân và quan lại phản kháng mạnh, từ cuối 1883 đến 1885 Pháp chiếm Nắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang …
    • Pháp bắt triều Huế ký Hiệp ước Pa- tơ- nốt (6-6-1884)

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1.2 trang 88 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.3 trang 88 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.4 trang 88 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.5 trang 88 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.6 trang 88 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.7 trang 89 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.8 trang 89 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 2 trang 89 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 3 trang 89 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 4 trang 90 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 5 trang 90 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 6 trang 90 SBT Lịch Sử 8

3. Hỏi đáp Bài 25 Lịch sử 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK