Lịch sử 8 Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

  • Năm 1914 Nga Hòang Ni-cô-lai II đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
  • Các tầng lớp nhân dân chịu đựng mọi nỗi khổ.
  • Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga Hòang lan rộng khắp nơi

2. Cách mạng tháng Hai năm 1917

a. Diễn biến

  • 23-2, chín vạn nữ công nhân ở Pêtrô grat biểu tình.
  • Ba ngày sau tổng bãi công được sự hưởng ứng của công nhân.
  • 27-2 do Đảng Bôn sê vích lãnh đạo, công nhân chuyển từ tổng bãi công thành khởi nghĩa vũ trang, binh lính ngả theo Cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

b. Kết quả

  • Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã lật đổ chế độ Nga Hòang.
  • Hai chính quyền song song tồn tại: các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

c. Tính chất

  • Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga Hòang.

3. Cách mạng tháng 10 năm 1917

a. Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-trô-grat

  • 7-10-1917 Lê nin bí mật từ Phần Lan về Pê trô grat chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
  • 24-10 Lê -nin đến điện Xmô -nưi chỉ huy … và chiếm toàn bộ Pê-trô-grat, vây Cung điện mùa đông.
  • 25-10-1917 (7-11) Cung điện mùa đông bị chiếm, chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
  • Đầu 1918 cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi.

b. Tính chất của cách mạng Tháng 10

  • Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.

1.2. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa của cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917

1. Xây dựng chính quyền Xô Viết

  • Đêm 25-10 tại Đại hội Xô Viết tòan Nga lần II thông qua:
    • Tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lê nin đứng đầu.
    • Thông qua 2 sắc lệnh:
      • “Sắc lệnh hòa bình”: đáp ứng mong muốn hòa bình,chấm dứt chiến tranh của đại đa số nhân dân lao động.
      • “Sắc lệnh ruộng đất”đem lại hơn 150 triệu ha ruộng đất cho nông dân, đáp ứng nguyện vọng thiết thực cho nông dân.
  • Thực hiện:
    • Xóa bỏ đẳng cấp xã hội và đặc quyền của giáo hội.
    • Thực hiện nam nữ bình quyền, quyền tự quyết của các dân tộc.
    • Nhà Nước nắm các ngành kinh tế then chốt.
    • Giao cho công nhân kiểm soát, quản lý xí nghiệp nhà máy .
    • Ký hòa ước B rét –litốp với Đức (3-1918) nhằm rút nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất, để có thời gian hòa hoãn củng cố chính quyền, xây dựng quân đội và khôi phục kinh tế

2. Chống thì trong giặc ngoài

  • Năm 1919 chính quyền Xô Viết bị 14 nước đế quốc bao vây 4 phía,tình hình rất nghiêm trọng, kiên quyết chống thù trong giặc ngoài.
  • Nội dung chính sách Cộng sản thời chiến.
  • Quốc hữu hóa tòan bộ xí nghiệp.
  • Trưng thu lương thực của nông dân.
  • Nhà nước nắm độc quyền quản lý phân phối lương thực, thực phẩm.
  • Lao động cưỡng bức
  • Tác dụng
    • Đã động viên sức người sức của, năm 1920 Hồng quân đã đánh tan nội phản và ngoại xâm, bảo vệ và giữ vững Nhà nước Nga Xô Viết
  • Nhân dân Xô Viết bảo vệ được thành quả của Cách mạng tháng 10:
    • Do sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân.
    • Lòng yêu nước dưới chế độ mới được phát huy mạnh mẽ.
    • Chính sách cộng sản thời chiến được mang ra thực hiện có hiệu quả.
    • Hồng Quân chiến đấu dũng cảm.
    • Chỉ huy quân sự tài ba của nhà lãnh đạo Xô Viết.

3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10

a. Đối với nước Nga

  • Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga.
  • Đưa những người lao động lên chính quyền, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.

b. Đối với thế giới

  • Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới.
  • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
  • Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Tình hình nước Nga trước hai cuộc cách mạng
  • Diễn biến, kết quả, ý nghĩa, vai trò và tác động của hai cuộc cách mạng đó

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 82 SGK Lịch sử 8 Bài 15

Bài tập 1.1 trang 52 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.2 trang 52 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.3 trang 52 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.4 trang 53 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 5 trang 53 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.6 trang 53 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 2 trang 53 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 3 trang 54 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 4 trang 54 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 5 trang 55 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 6 trang 53 SBT Lịch Sử 8

3. Hỏi đáp Bài 15 Lịch sử 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK