Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Lớp 8 SGK Cũ Chương II: Các nước Âu Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX

  • Sau thất bại của Công xã Pa-ri, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì:
    • Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
    • Mác và Ang ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân.
    • Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân.
    • Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao
  • Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỷ XIX:
    • Bãi công của công nhân khuân vác Luân Đôn buộc chủ tăng lương 1899.
    • Công nhân Pháp thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội 1893.
    • 15/1886 hơn 350.000 công nhân đình công, đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là biểu tình của 40 vạn công nhân Si-ca-gô, tuy bị đàn áp, nhưng đã có 50.000 người được quyền làm việc 8 giờ ngày từ năm 1889, ngày 15 là ngày Quốc tế lao động 
  • Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã pa-ri: phát triển rộng, hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước.

1. Quốc tế thứ hai 1889-1914

a. Hoàn cảnh

  • Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875: Đảng cã hội dân chủ Đức; 1879 Đảng Công nhân Pháp; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.)
  • Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất, nên ngày 14/7/1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai 

b. Hoạt động từ 1889-1914

  • 1889-1895: dưói sự lãnh đạo của Ang-ghen, Quốc tế thứ hai đóng góp vào sự phát triển của công nhân thế giới.
  • 1895-1914: sau khi Ang ghen mất 1895 đã xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với tư sản, không tích cực chống chiến tranh đế quốc, đẩy quần chúng vào những cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc nên Quốc tế thứ hai rã, trừ Đàng Công nhân xã hội dân chủ Nga với lãnh tụ là Lê nin.

1.2. Phong trào công nhân và cuộc cách mạng Nga 1905-1907

1. Lê Nin và việc thành lập đảng vô sản liểu mới ở Nga

  • Lê nin tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác 
  • 1903 thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
  • Nội dung Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga:
    • Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    • Đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản thành lập chuyên chính vô sản.
    • Trước mắt là đánh đổ chế độ Nga Hoàng thành lập nước Cộng hòa, thi hành nhữngcải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới vì:
    • Vì Đảng triệt để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.
    • Vì Đảng chống chủ nghĩa cơ hội và tuân theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác.
    • Vì Đảng biết dựa vào nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.

2. Cách mạng Nga 1905-1907

  • Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng Nga 1905-1907.
    • Đầu thế kỷ XX nước Nga khủng hoảng.
    • Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, nhân dân căm ghét chế độ Nga Hoàng thối nát.
    • Thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật làm cho kinh tế, chính trị xã hội khủng hoảng trầm trọng.
  • Diễn biến của Cách mạng Nga 1905-1907

Thời gian

Sự kiện

Cuối 1904

Bãi công, đả đảo chuyên chế, đả đảo chiến tranh, ngày làm 8 giờ.

9/1/1905

14 vạn công nhân Pê téc bua và gia đình không mang vũ khí kéo đến cung điện mùa đông để đưa bản yêu sách đến nhà vua, Nga Hòang bắn vào đòan biểu tình, trở thành ngày “Chủ Nhật đẫm máu”.

5/1905

Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo.

6/1905

Thủy thủ chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa, hải lục quân khác nổi dậy.

12/1905

Cuộc chiến anh dũng ở Mat-xcơ-va, nhưng thất bại vì lực lượng chênh lệch

1907

Kết thúc

  • Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905-1907:
    • Đối với nước Nga:
      • Giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản.
      • Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng.
      • Là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917
    • Đối với thế giới: ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:

  • Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX
  • Quốc tế thứ hai 1889-1914 và vai trò của Lênin
  • Phong trào công nhân và cuộc cách mạng Nga 1905-1907

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 48 SGK Lịch sử 8 Bài 7

Bài tập Thảo luận 1 trang 49 SGK Lịch sử 8 Bài 7

Bài tập Thảo luận 2 trang 49 SGK Lịch sử 8 Bài 7

Bài tập Thảo luận trang 50 SGK Lịch sử 8 Bài 7

Bài tập 1.1 trang 22 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.2 trang 23 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.3 trang 23 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.4 trang 23 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.5 trang 23 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 2 trang 23 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 3 trang 23 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 4 trang 24 SBT Lịch Sử

3. Hỏi đáp Bài 7 Lịch sử 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK