Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Lớp 9 SGK Cũ Chương VI: Việt Nam Từ Năm 1954 Đến Năm 1975 Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính

Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương

  • Với Hiệp Định Giơ ne vơ 1954, chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp có Mỹ giúp.
  • Pháp rút quân khỏi Hà Nội ngày 10-10-1954, và rời khỏi miền Bắc 5-1955.
  • Chưa tổ chức hiệp thương, tổng tuyển cử 2 miền Nam-BắcViệt Nam để thống nhất đất nước.
  • Pháp rút khỏi miền Nam,Mỹ nhảy vào đưa Ngô Đình Diệm làm tay sai với âm mưu là chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất. Khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất.

  • Từ năm 1953-1956 miền Bắc tiến hành tiếp 5 đợt cải cách ruộng đất, thực hiện triệt để “Người cày có ruộng”.
  • Ý nghĩa: giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối liên minh công nông được củng cố, góp phần cho khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

  • Khôi phục kinh tế: được triển khai trong tất cả các ngành
  • Trong nông nghiệp: cuối 1957 sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Nạn đói ở miền Bắc được giải quyết.
  • Công nghiệp: khôi phục, mở rộng các cơ sở công nghiệp, xây dựng nhà máy mới. Cuối 1957 miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lý.
  • Các ngành thủ công nghiệp nhanh chóng được khôi phục.
  • Thương nghiệp: hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán đuợc mở rộng, năm 1957 miền Bắc quan hệ mua bán với 27 nước.
  • Giao thông vận tải:
    • Khôi phục 700 km đường sắt.
    • Sửa chữa, làm mới hàng ngàn km đường ô tô.
  • Ý nghĩa của những thành tựu:
    • Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
    • Giải quyết vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
    • Củng cố miền Bắc, cổ vũ miền Nam.

3. Cải tạo xã hội chủ nghĩa,bước đầu phát triển kinh tế văn hóa (1958-1960).

a. Cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960):

  • Cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh,khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
  • Kết quả:
    • Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển.
    • Hợp tác xã bảo đảm vật chất, tinh thần cho bộ phận tham gia chiến đấu.
  • Hạn chế: phạm sai lầm “tả khuynh” nóng vội nên không phát huy được đầy đủ tính chủ động sáng tạo của quần chúng.

b. Phát triển kinh tế – văn hóa:

  • Kinh tế quốc doanh là trọng tâm phát triển: 1960 có 172 xí nghiệp do trung ương quản lý, 500 xí nghiệp do địa phương quản lý.
  • Văn hóa, y tế,giáo dục phát triển: 1960 xóa xong nạn mù chữ ; hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn chỉnh và mở rộng; miền Bắc có 9 trường đại học.Cơ sở y tế tăng 11 lần so với năm 1955

1.3. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ Diệm. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng Khởi”(1954-1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mỹ Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1960).

  • Đấu tranh chính trị 1954:
    • Chống Mỹ Diệm, đòi thi hành HĐ Giơ ne vơ,bảo vệ hòa bình,giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
    • 8-1954 “phong trào hòa bình” của trí thức, nhân dân Sài gòn, Chợ lớn đòi thi hành Hiệp Định Giơ ne vơ.
  •  1958-1959:chống khủngbố đàn áp,chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
  • 1958-1959 chuyển sang dùng bạo lực,đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).

a. Hoàn cảnh lịch sử:

  • 1957-1959 Mỹ Diệm khủng bố cách mạng, mở rộng chiến dịch tố cộng, diệt cộng, ra đạo luật 10-1959 lê máy chém khắp miền Nam.
  • Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ 15 (đầu 1959) đã xác định con đườngcơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu,kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Phong trào nổi dậy lẻ tẻ như Bắc Ái(2-1959), Trà Bồng (8-1959) …lan rộng khắp miền Nam thàn h cao trào cách mạng như Đồng Khởi ở Bến Tre.

b. Diễn biến của cuộc “Đồng Khởi”.

  • Ngày 17-1-1960 dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thụy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Mỏ Cày) đã đồng loạt nổi dậy đánh đồn bót, diệt ác ôn, giải tán chính quyền ngụy. Phong trào nhanh chóng lan ra toàn tỉnh, phá vỡ bộ máy cai trị của địch ở thôn xã.
  • Tại Bến Tre phong trào lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ

c. Kết quả: Phá vỡ bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xa ở Nam Bộ,Tây Nguyên, Trung Trung Bộ.

d. Ý nghĩa:

  • Giáng một đòn nặng vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ.
  • Làm lung lay chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
  • Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
  • Từ khí thế đó, ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ra đời.

1.4. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (91960)

a. Hoàn cảnh:

  • Đại hội diễn ra tại Hà Nội từ 5-12 đến 12-9-1960.
  • Giữa lúc cách mạng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giành thắng lợi to lớn trong cải tạo và phát triển kinh tế.
  • Cách mạng dân chủ tư sản nhân dân ở miền Nam có bước tiến nhảy vọt từ “Đồng Khởi”.

b. Nội dung:

  • Miền Bắc thực hiện Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa.
  • Miền Nam thực hiện Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân.
  • Mục tiêu nhiệm vụ chung của cả hai miền là thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước
  • Xác định phương hướng,nhiệm vụ,mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1961-1965.
  • Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: 1961-1965.

a. Phương hướng nhiệm vụ:

  • Ra sức phát triển công nông nghiệp.
  • Đẩy mạnh cải tạo XHCN.
  • Củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
  • Cải thiện đời sống nhân dân.
  • Củng cố quốc phòng

b. Thành tựu

  • Công nghiệp: công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93,1% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc.
  • Nông nghiệp:phát triển nông, lâm trường quốc doanh,áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
  • Thủ công, thương nghiệp, giao thông vận tải đều phát triển.
  • Văn hóa, giáo dục, y tế: phát triển
  • Miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương cho miền Nam cả về vật chất (như vũ khí, đạn dược, thuốc men …) và về nhân sự (các đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, chính trị, y tế, giáo dục …)

1.5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt “ của Mỹ (1961-1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam 1961-1965.

  • Am mưu và thủ đoạn của Mỹ:
    • “Dùng người Việt đánh người Việt”, nhằm chống lại phong trào cách mạng
  • Là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ,sử dụng quân đội tay sai do cố vấn Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, tranh bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ.
  •  Gom dân, lập ấp chiến lược, nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, xã, tách nhân dân ra khoi cách mạng, tiến tới nắm dân, bình định miền Nam.
  • Tiến hành những cuộc hành quân càn quét, phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản vào miền Nam.

2. Quân dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

  • Ngày 20-12-1960 Mặt trận Dân Tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, dưới ngọn cờ của MT DT GP MN VN quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh bằng ba mũi tiến công trên cả ba vùng chiến lược.
  • Năm 1962 ta đánh bại nhiều cuộc hành quân của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.
  • Ta phá “bình định” và phá “ấp chiến lược” của Mỹ-Diệm.
  • 2-1-1963 ta thắng trận Ấp Bắc
  • Tại các đô thị, nhân dân miền Nam phản đối chế độ Ngô Đình Diệm:
  • Tăng ni Phật Tử Huế biểu tình (8-5-1963).
  • Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (11-6-1963).
  • 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình (61963)
  • Mỹ Giật dây Dương Văn Minh đảo chính lật đổ Diệm -Nhu (11-1963).
  • Ta chiến thắng ở Bình Giã Bà Rịa tiêu diệt nhiều tên địch và làm phá sản Chiến tranh đặc biệt”.
  • Ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi đưa kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi.

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:

  • Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
  • Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất. Khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
  • Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ Diệm. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng Khởi”(1954-1960)
  • Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)
  • Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt “ của Mỹ (1961-1965).

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 6 - Câu 16: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1.7 trang 102 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.6 trang 102 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.5 trang 101 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 101 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 101 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.4 trang 101 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 2 trang 103 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 103 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 4 trang 103 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 5 trang 104 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 6 trang 104 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 7 trang 105 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 28 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK