Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Lớp 9 SGK Cũ Chương IV: Việt Nam Từ Sau Cách Mạng Tháng Tám Đến Toàn Quốc Kháng Chiến Lịch sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

Lịch sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tình hình nước ta sau cách mạng Tháng 8

a. Thuận lợi

  • Nước ta đã giành độc lập.
  • Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ.
  • Truyền thống dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
  • Thế giới và Liên Xô thắng phát xít.

b. Khó khăn

  • Đối nội.
    • Nạn đói, lụt lội, hạn hán.
    • Nạn dốt.
    • Ngân quỹ trống rỗng, lạm phát tăng, giá sinh hoạt đắt đỏ.

 Nạn đói năm Ất dậu

(Nạn đói năm Ất dậu)

  • Đối ngoại:
    • Ở miền Bắc: từ 28-8-1945, 20 vạn quân Tưởng kéo vào, chúng yêu sách gây khó khăn cho ta nhiều mặt
    • Ở miền Nam: hơn 1 vạn quân Anh kéo vào giải giáp quân đội Nhật và dung túng cho Pháp trở lại xâm lược nước ta (23-9-1945, Pháp lại xâm lược nước ta một lần nữa.
    • Cùng một lúc ta phải đương đầu với “giặc đói”:, “giặc dốt”, “ giặc ngoại xâm”, Việt Nam đứng trước tình thế:”ngàn cân treo sợi tóc”.

1.2. Bước đầu xây dựng nền móng chế độ mới

  • Nhiệm vụ trung tâm là giữ vững chính quyền cách mạng, muốn thế thì  điều cơ bản và quyết định nhất là xây dựng, củng cố lực lượng cách mạng. 
  • 6-1-1946, tổng tuyển cử bầu quốc hội.
  • 2-3-1946 thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến  do Hồ Chủ tịch đứng đầu.
  • Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo lối phổ thông đầu phiếu.
  • 29-5-1946 thành lập Hội Liên Việt.
  • Ý nghĩa: thắng lợi rực rỡ của tổng tuyển cử và bầu cử  Hội đồng nhân dân các cấp đã có ý nghĩa chính trị to lớn trong việc củng cố khối đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng và Hồ Chủ Tịch, cương quyết đấu tranh bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc.

Thành viên chính phủ lâm thời

(Thành viên chính phủ lâm thời)

1.3. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

a. Giải quyết nạn đói

  • Hồ Chủ tịch kêu gọi:
  • Nhân dân nhường cơm xẻ áo,“Hũ gạo cứu đói”, ngày đồng tâm.
  • Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.Trong thời gian ngắn đã đẩy lùi được nạn đói.

b. Giải quyết nạn dốt

  • Ngày 8-9-1945, Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình Dân học vụ, kêu gọi tòan dân tham gia xóa nạn mù chữ, phong trào rất sối nổi

Lớp Bình dân học vụ

(Lớp Bình dân học vụ)

c. Tài chánh

  • Kêu gọi tinh thần tự nguyện, đóng góp của nhân dân “Quỹ độc lập”,”Tuần lễ vàng”.
  • 23-11-1946 lưu hành tiền Việt Nam.

1.4. Nhân dân Nam bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

  • Đêm 22 rạng 23-9-1945, được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp đánh chiếm Sài gòn, mở đầu xâm lược nước ta lần hai.
  • Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đánh địch bằng bất cứ vũ khí gì có trong tay và bằng mọi phương pháp.
  • 10-1945, tướng Lơ- cléc đến Sài gòn mang theo viện binh.
  • Đồng bào miền Bắc và miền Trung hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác, dồn sức người, sức của ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

1.5. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng

  • Hòa hoãn, nhân nhượng một số quyền lợi về chính trị (đồng ý chia 70 ghế trong quốc hội, một số ghế bộ trưởng..), về kinh tế ( cung cấp lương thực và tiêu tiến mất giá của Tưởng …)
  • Ta chủ trương mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.., chiến lược.

1.6. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước (14/9/1946)

a. Hiệp định sơ bộ –6-3-1946.

  • Hoàn cảnh:
    • Pháp muốn thôn tính cả nước ta, nên đàm phán với Tưởng để thay thế Tưởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam. Hiệp ước Hoa –Pháp ( 28-2-1946) đặt ra trước 2 con đường:
    • Cầm vũ khí chống Pháp.
    • Chủ động đàm phán với Pháp để loại trừ quân Tưởng, tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị kháng chiến lâu dài
    • Ta chọn con đường thứ hai và ký với Pháp Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946.
  • Nội dung:
    • Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do.
    • Ta đồng ý cho Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn năm năm
    • Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ
  • Ý nghĩa:
    • Loại trừ bớt kẻ thù, tập trung chống kẻ thù chính là thực dân Pháp.
    • Ta có thêm thời gian củng cố lực lượng

b. Tạm nước 14-9-1946

  • Phía Pháp ra sức phá hoại Hiệp Định ( gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị …), cuộc đàm phán Việt- Pháp ở Phon -ten –nơ- blô thất bại.
  • rước tình hình đó, ta lại ký với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946 nhượng cho Pháp 1 số quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở VN, thêm thời gian hòa hõan có lợi cho ta.
  • Việc ký các Hiệp Định và Tạm ước trên chứng tỏ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương sáng suốt đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách to lớn sẵn sành bước vào cuộc chiến đấu không thể tránh khỏi.

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 100 SGK Lịch sử 9 Bài 24

Bài tập Thảo luận 1 trang 101 SGK Lịch sử 9 Bài 24

Bài tập Thảo luận 2 trang 101 SGK Lịch sử 9 Bài 24

Bài tập Thảo luận trang 102 SGK Lịch sử 9 Bài 24

Bài tập 1.1 trang 84 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 84 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 84 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.4 trang 84 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 2 trang 85 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 86 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 4 trang 86 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 5 trang 87 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 24 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK