Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3-2-1930

1. Lý do tiến hành Hội Nghị thành lập Đảng

  • Ba tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc,dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ.
  • Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.
  • Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải thành lập ngay một chính đảng thống nhất.

2. Diễn biến của Hội nghị

  • Từ ngày 3đến ngày 7-2-1930 hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng -Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì thay mặt Quốc Tế Cộng Sản.
  • Nội dung của Hội nghị:
    • Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất -Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt ;Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo.
    • Người ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
    • 24-2-1930 Đông Dương Cộng sản liên đòan gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • Chính Cương Vắn tắt, Sách Lược vắn tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
    • Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản 1929 dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam vì:
    • Đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam.
    • Khi chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân, phong trào yêu nước tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản . 
  • Ý nghĩa: xem như Hội Nghị thành Lập Đảng

1.2. Luận cương chính trị (10-1930)

1. Tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời họp

  • Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
  • Thông qua Luận Cương Chính trị do Trần Phú khởi thảo.

2. Nội dung chính của Luận Cương chính trị

  • Hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là lật đổ phong kiến và đế quốc.
  • Lực lượng cách mạng là liên minh công nông.
  • Phương pháp cách mạng là tập hợp quần chúng lãnh đạo đấu tranh, khi cách mạng xuất hiện sẽ vũ trang lật đổ chính quyền thống trị, giành chính quyền cho công nông.

1.3. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng

  • Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong thời đại mới.
  • Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân VN và cách mạng Việt Nam - chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.
  • Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
  •  Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm nội dung sau:

  • Hội nghị thành lập đảng
  • Luận cương chính trị,
  • Ý nghĩa của việc thành lập Đảng 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 70 SGK Lịch sử 9 Bài 18

Bài tập Thảo luận 1 trang 71 SGK Lịch sử 9 Bài 18

Bài tập Thảo luận 2 trang 71 SGK Lịch sử 9 Bài 18

Bài tập 1.1 trang 64 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 64 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 64 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.4 trang 64 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.5 trang 64 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 2 trang 65 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 65 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 4 trang 64 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 5 trang 64 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 18 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK