Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) \(x^2– 3x + 2\);
(Gợi ý: Ta không áp dụng ngay các phương pháp đã học để phân tích nhưng nếu tách hạng tử \(-3x = - x – 2x\) thì ta có \(x^2– 3x + 2 = x^2– x – 2x + 2\) và từ đó dễ dàng phân tích tiếp.
Cũng có thể tách \(2 = - 4 + 6\), khi đó ta có \(x^2– 3x + 2 = x^2– 4 – 3x + 6\), từ đó dễ dàng phân tích tiếp)
b) \(x^2+ x – 6\);
c) \(x^2+ 5x + 6\).
Áp dụng phương pháp: tách, nhóm, đặt nhân tử chung.
Lời giải chi tiết
a) \(x^2– 3x + 2 = x^2– x - 2x + 2 \)
\(= x(x - 1) - 2(x - 1) \)\(= (x - 1)(x - 2)\)
Hoặc
\(x^2– 3x + 2 = x^2– 3x - 4 + 6\)
\(= x^2- 4 - 3x + 6\)
\(= (x - 2)(x + 2) - 3(x -2)\)
\( = (x - 2)(x + 2 - 3) = (x - 2)(x - 1)\)
b) \(x^2+ x – 6\)
Tách \(x=3x-2x\) ta được:
\(x^2+ x – 6 = x^2+ 3x - 2x – 6\)
\(= x(x + 3) - 2(x + 3)\)
\(= (x + 3)(x - 2)\).
c) \(x^2+ 5x + 6\)
Tách \(5x=2x+3x\) ta được:
\(x^2+ 5x + 6 = x^2+ 2x + 3x + 6\)
\(= x(x + 2) + 3(x + 2)\)
\(= (x + 2)(x + 3)\)
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK