Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Lớp 9 SGK Cũ Chương I: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai Lịch sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Lịch sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1 Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết

a. Hoàn cảnh 

  • Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ thế giới dẫn đến cuộc khủng hỏang chung của thế giới. Thế giới yêu cầu đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và xu hướng quốc tế hóa cao.
  • Trong khi đó những nhà lãnh đạo Xô Viết chủ quan  cho rằng quan hệ sản xuất Xã hội Chủ nghĩa không chịu tác động chung. Mô hình cơ chế cũ của Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô không còn phù hợp, vì đã không tiến hành cải cách nên đã cản trở sự phát tiển về mọi mặt dẫn dến tình trạng trì trệ.

b. Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Liên xô giữa những năm 1970 đến đầu những năm 1990

  •  Kinh tế khủng hỏang, công nông nghiệp trì trệ, lương thực và thực phẩm ngày càng khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn.
  •  Chính trị xã hội mất ổn định.
  • Tháng 3-1985 Goóc ba chóp đề ra đường lối cải tổ.
  • Mục đích: khắc phục những sai lầm, thiếu sót, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn.
  • Nội dung: lập chế độ Tổng thống, thực hiện đa đảng, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường.
  • Do thiếu chuẩn bị đầy đủ và các điều kiện cần thiết, thiếu một đường lối chiên lược đúng đắn nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng khó khăn lúng túng.
  • Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn: bãi công, nhiêu nước Cộng hòa đòi li khai, tệ nạn xã hội gia tăng
    • 23/8/1991, người dân Litva biểu tình đòi li khai tách ra khỏi Liên Xô
    • 6/9/1991, LitVa tách khỏi Liên Xô

Cuộc biểu tình đòi li khai của người dân Lit Va

(Cuộc biểu tình đòi li khai của dân Lit - Va)

​c. Diễn biến của sự tan rã ở Liên Xô

  • 19.8.1991 cuộc đảo chính Gooc-ba-chốp thất bại dẫn đến Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
  • 21.12.1991, 11 nước công hòa li khai thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
  • 25.12.1991, Liên bang Xô Viết tan rã, chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
  • Kết quả công cuộc cải tổ: kinh tế suy sụp, chính trị rối loạn, tệ nạn xã hội phát triển, xung đột giữa các dân tộc và sắc tộc.
  • Thực chất của cải tổ là từ bỏ và phá vỡ Chủ nghĩa Xã hội, xa rời chủ nghĩa Mác- Lê nin, nên kinh tế lún sâu vào khủng hoảng.

d. Những sự kiện về sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết 

  • 19-8-1991: đảo chánh lật đổ Goóc ba chóp bị thất bại; Đảng Cộng Sản Liên Xô ngừng hoạt động; chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước Cộng hòa tuyên bố độc lập thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.(21-12-1991)
  • 25-12-1992 chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại 74 năm
  • Nguyên nhân
    • Nguyên nhân sụp đổ:
      • Không tiến hành cải cách, không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại cho sự phát triển của đất nước.
      • Chỉ tập trung cải tổ chính trị xã hội mà không cải tổ kinh tế để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, khủng hoảng.

1.2 Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu 

a.Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80

  • Kinh tế khủng hỏang gay gắt; chính trị mất ổn định 

b. Diễn biến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu 

  • Cuối năm1988 khủng hoảng khởi đầu từ Ba Lan lan nhanh sang Hunggari, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Nam Tư, Anbani: mít tinh, biểu tình.
  • Được sự hỗ trợ của các thế lực phương Tây, Đông Âu phải cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị… tiến hành tổng tuyển cử tự do 

c. Kết quả

  • Các đảng cộng sản bị thất bại, cuối 1989 chế độ Xã hội Chủ nghĩa bị sụp đổ ở Đông Âu

d. Hậu quả 

  • Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa thế giới bị sụp đổ.
  • 28-6-1991: SEV ngừng hoạt động
  • 1-7-1991 Vácsava giải thể

e. Nguyên nhân sự sụp đổ

  • Kinh tế khủng hỏang.
  • Rập khuôn mô hình ở Liên Xô
  • Sai lầm và tha hóa về đạo đức của một bộ phận lãnh đạo.
  • Chậm sửa đổi.
  • Sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.
  • Nhân dân bất bình với các nhà lãnh đạo, đòi phải thay đổi.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải nắm được các nội dung kiến thức cơ bản sau: Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.

2.1. Bài tập trắc nghiệm

Để cũng cố bài học, xin mời các em cũng làm bài Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 với những câu hỏi củng cố bám sát nội dung bài học.

Câu 2 - câu 10: Xem trắc nghiệm để thi online

2.2. Bài tập SGK

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 2 sẽ giúp các em nắm được các gợi ý trả lời câu hỏi.

Chúc các em học thật tốt. Các em có thể tham khả bài học sau: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK