Trang chủ Lớp 12 Địa lý Lớp 12 SGK Cũ Điạ Lý Các Vùng Kinh Tế Địa lí 12 Bài 34: Thực hành - Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng Sông Hồng

Địa lí 12 Bài 34: Thực hành - Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng Sông Hồng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dưới đây là những gợi ý về cách làm bài tập trang 154 SGK Địa lí 12. Cùng tham khảo để nắm rõ hơn cách xử lí số liệu và đưa ra nhận xét, giải thích hợp lí.

Cho bảng số liệu sau: 

Bảng 34. Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005.

Các chỉ số

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1995

2005

1995

 

2005

Số dân (nghìn người)

16137

18028

71996

83106

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)

1117

1221

7322

8383

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)

5340

6518

26141

39622

Bình quân lương thực có hạt (kg/người)

331

362

363

477

1. Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa đồng bằng sông Hồng với cả nước.

2. Tính tỉ trọng của đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số và nhận xét.

3. Trên cơ sở xử lí số liệu đã cho, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

4. Dựa vào kết quả phân tích, hãy thử đề xuất các phương hướng giải quyết. 

Hướng dẫn: 

1. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số

                                                                                                                                                        Đơn vị: %

Các chỉ số

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1995

2005

1995

2005

Số dân (nghìn người)

100

111.7

100

115.4

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)

100

109.3

100

114.4

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)

100

122.0

100

151.5

Bình quân lương thực có hạt (kg/người)

100

109.4

100

131.4

  • So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa đồng bằng sông Hồng với cả nước
    • Dân số có tốc độ tăng nhanh hơn: Đồng bằng sông Hồng (111.7%), cả nước (115.4%)
    • Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt có tốc độ tăng chậm hơn: Đồng bằng sông Hồng (109.3%) , cả nước (114.4%)
    • Sản lượng lương thực có hạt có tốc độ tăng chậm hơn: Đồng bằng sông Hồng (122.0%)cả nước (151.5%)
    • Bình quân lương thực có hạ/người có tốc độ tăng chậm hơn: Đồng bằng sông Hồng (109.4%)cả nước (131.4%)

2. Tỉ trọng của đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số 

                                                                                                                                                        Đơn vị: %

Các chỉ số

Đồng bằng sông Hồng

1995

2005

Số dân  (nghìn người)

22.4

21.7

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)

15.3

14.6

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)

20.4

16.5

Bình quân lương thực có hạt (kg/người)

91.1

75.9

Nhận xét:

  • Tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước đều giảm trong giai đoạn 1995 - 2005. Trong đó:
    • Giảm mạnh nhất là tỉ lệ bình quân lương thực có hạt/người (15,2%)
    • Tiếp đến là tỉ trọng sản lượng lương thực có hạt (3,9%), dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (0,7%).


 3. Trên cơ sở xử lí số liệu đã cho, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. 

  • Phân tích:
    • Dân số Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng nhanh so với cả nước.
    • Tuy nhiên, việc sản xuất lương thực (diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt) lại giảm giai đoạn 1995 - 2005.
  • Giải thích:
    • Do sức ép của dân số nên bình quân lương thực có hạt theo đầu người vẫn giảm so với cả nước
    • Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người

4. Phương hướng giải quyết

  • Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  • Thâm canh, tăng vụ,... để tăng sản lượng cây lương thực.
  • Sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lí.
  • Phân bố lại dân cư và lao động.
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • Nâng cao mức sống, giải quyết việc làm.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK