Trên hình 5.4, vẽ một điểm sáng S (nguồn sáng nhỏ) đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương.
a) Hãy vẽ ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
b) Từ đó vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK.
c) Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S'.
d) Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S' mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn.
Kết luận
Ta nhìn thấy ảnh ảo S' vì các tia phản xạ lọt vào mắt có ..... đi qua ảnh S'.
a) Vẽ đường thẳng đi qua S và vuông góc với gương, trên đường thẳng đó lấy điểm S' sao cho khoảng cách từ S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.
b) Tia phản xạ của tia SI nằm trên đường thẳng SI, tia phản xạ của tia SK nằm trên đường thẳng S'K.
c) Đặt mắt sao cho tia phản xạ đi vào mắt.
d) Ảnh ảo có thể nhìn thấy được nhưng không thể hứng được trên màn.
Mắt ta nhìn thấy S' vì các tia lọt vào mắt là các tia phản xạ đi thẳng từ S' đến mắt.
Không hứng được S' trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S' chứ không có ánh sáng thật đến S'.
- Kết luận : Ta nhìn thấy ảnh ảo S' vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S'.
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK