Trang chủ Lớp 8 Địa lý Lớp 8 SGK Cũ Địa Lý Tự Nhiên Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta

Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)

  • Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
  • Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
  • Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
  • Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
  • Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.

1.2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

  • Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
  • Nhiệt độ cao > 25oC
  • Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
  • Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.

1.3. Những thuận lợi và khó khăn do thời tiết mang lại

  • Thuận lợi: 
    • Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
  • Khó khăn:
    • Nấm mốc, sâu bệnh phát triển 
    • Thiên tai xảy ra thường xuyên.

Câu 1: So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1 trang 110 SGK Địa lý 8) đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:

  • Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm.
    • Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm: trạm Hà Nội, Huế (tháng 1); trạm Tp. Hồ Chí Minh (tháng 12). 
  • Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm.
    • Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm: trạm Hà Nội (tháng 1),trạm Huế (tháng 3),trạm Tp. Hồ Chí Minh (tháng 2)
  • Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.
    • Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết khô nóng, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.

Câu 2: Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1 trang 110 SGK Địa lý 8) và nguyên nhân của những khác biệt đó.

  • Nhiệt độ tháng cao nhất của trạm khí tượng Hà Nội, Huế là tháng 7, trạm Tp. Hồ Chí Minh là tháng 4.
  • Nguyên nhân:
  • Tp.Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh với thời gian cách xa nhau. Tháng 4 ở Tp. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vì lúc đó có Mặt Trời qua thiên đỉnh, góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn.
  • Huế, Hà Nội nằm gần chí tuyến, nên trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh với thời gian.

Câu 3: Nước ta có mấy mùa khí hậu. Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.

  • Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam. 
  • Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
    • Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
    • Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

 

3. Luyện tập và củng cố

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 116 SGK Địa lý 8

Bài tập 2 trang 116 SGK Địa lý 8

Bài tập 3 trang 116 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 80 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 80 SBT Địa lí 8

Bài tập 3 trang 82 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 2 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 3 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 4 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8

4. Hỏi đáp Bài 32 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK