Trang chủ Lớp 8 Địa lý Lớp 8 SGK Cũ Chương XI: Châu Á Địa lí 8 Bài 18: Thực hành Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia

Địa lí 8 Bài 18: Thực hành Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu Lào

Hinh 18.2. Lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào

(Hinh 18.2. Lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào)

a. Vị trí địa lí

  • Thuộc khu vực Đông Nam Á
  • Phía đông giáp Việt Nam
  • Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma
  • Phía tây giáp Thái Lan
  • Phía nam giáp Cam-pu-chia.

→ Giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng đường bộ, đường sông và thông qua cảng biển của miền Trung Việt Nam.

b. Điều kiện tự nhiên

  • Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tíchCác dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
  • Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
  • Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
  • Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
  • Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.

→ Nhận xét:

  • Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
  • Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất.

c. Điều kiện dân cư xã hội

  • Số dân: 5,5 triệu người, Gia tăng 2,3%.
  • Mật độ trung bình thấp 22 người/ Km2
  • Người Lào 50%, Thái 13%, Mông 13%, dân tộc khác 23%.
  • Ngôn ngữ phổ biến tiếng Lào.
  • 78% dân sống ở nông thôn, 60% theo đạo Phật, 56% biết chữ.
  • GDP 317 USD/ người.
  • Mức sống thấp, nghèo.
  • Dân số ít, lao động thiếu cả về số lượng và chất lượng.
  • Thủ đô: Viêng chăng

d. Điều kiện kinh tế

  • Nông nghiệp 52,9%; công nghiệp 22,8%; dịch vụ 24,3%.
  • Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất.

e. Điều kiện phát triển

  • Nguồn nước khổng lồ, chiếm 50% tiềm năng thủy điện của sông Mê Công.
  • Đất nông nghiệp ít, rừng còn nhiều.
  • Đủ loại khoáng sản: Au, Ag, thiếc, Pb.

1.2. Tìm hiểu Cam-pu-chia

Hinh 18.1. Lược đồ tự nhiên, kinh tế Cam-pu-chia

Hinh 18.1. Lược đồ tự nhiên, kinh tế Cam-pu-chia

a. Vị trí địa lí

  • Thuộc khu vực Đông Nam Á 
  • Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan
  • Phía đông bắc giáp Lào 
  • Phía đông và đông nam giáp Việt Nam 
  • Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan 

→ Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.

b. Điều kiện tự nhiên

  • Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
  • Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến
  • Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa.
  • Sông, hồ lớn: sông Mê Công, Biển Hồ (còn gọi là hồ Tông-lê-sáp) nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước.

→ Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:

  • Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọtCó Biển Hồ, sông Mê Công cung cấp nước và phát triển thủy sản.
  • Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

c. Điều kiện dân cư xã hội

  • Số dân: 12,3 triệu người, gia tăng 1,7% năm 2000.
  • Mật độ trung bình 67 người/Km2(Thế giới 46 người/ Km2)
  • Chủ yếu là người Khơ-me 90%, Việt 5%, Hoa 1%, Khác 4%.
  • Ngôn ngữ phổ biến tiếng Khơ-me.
  • 80% dân sống ở nông thôn, 95% dân theo đạo Phật, 35% biết chữ.
  • GDP 280 USD/ người (2001)
  • Mức sống thấp, nghèo.
  • Thiếu đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao.
  • Thủ đô: Phnômpênh.

d. Điều kiện kinh tế

  • Nông nghiệp: 37,1%; công nghiệp 20%; dịch vụ 42,4% (2000).
  • Phát triển cả công, nông nghiệp và dịch vụ.

e. Điều kiện phát triển

  • Biển Hồ rộng, khí hậu nóng ẩm.
  • ĐB lớn, màu mỡ.
  • Quặng Fe, Mn, Au, đá vôi.
  • Các ngành sản xuất: 
    • Trồng lúa gạo, ngô, cao su ở ĐB, CN thấp.
    • Đánh cá nước ngọt phát triển ở vùng Biển Hồ.
    • Sản xuất xi măng, khai thác quặng kim loại.
    • Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, cao su

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Thực hành : Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Thực hành : Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 SGK Địa lý 8

Bài tập 2 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 51 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 52 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 8

3. Hỏi đáp Bài 18 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK