I. Lập luận trong đời sống
Câu 1. Đọc các ví dụ đã cho và trả lời các câu hỏi:
a) Trong câu a bộ phận “Hôm nay trời mưa” là luận cứ; bộ phận “chúng ta không đi chơi công viên nữa” là kết luận, thể hiện tư tưởng của người nói.
Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là mối quan hệ nhân quả.
Ta có thể thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận nhưng phải thêm từ I)ì trước luận cứ:
- Chúng ta không đi chơi công viên nữa vì hôm nay trời mưa.
b) Trong câu b, bộ phận “Em rất thích đọc sách” là kết luận, bộ phận “vì qua sách em học được nhiều điều” là luận cứ.
Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận cũng là quan hệ nhân quả. Có thể thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận.
- Qua sách em học được nhiều điều nên em rất thích đọc sách.
c) Trong câu c, bộ phận “Trời nóng qụá” là luận cứ; bộ phận “đi ăn kem đi” là kết luận.
Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận cũng là mối quan hệ nhân quá: vì trời nóng quá (nguyên nhân) nên mới nảy sinh ý định rủ nhau đi ăn kem (kết quả).
Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận này:
- Đi ăn kem đi, trời nóng quá.
Câu 2: Bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:
a) Em rất yêu trường em vì đó là nơi em được tới để học hành tiến bộ.
b) Nối dối rất có hại vl nó làm mất lòng tin của mọi người.
c) Chúng mình lao động đă mệt rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d) Vì còn non dại nến trề em cẩn biết nghe lời cha mẹ.
e) Để trẻ mở mang tri tuệ, trẻ em rất thích đi tham quan.
Câu 3: Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau:
a) Ngồi mãi ở nhà chán lấm, phải tới nhà bạn chơi thôi.
b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở nhiều quá, hôm nay phải thức khuya để học.
c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, thật là thiếu văn hóa.
d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải cư xử cho đàng hoàng chứ.
e) Cậu này ham đá bóng thật, sau này có thể trở thành một cầu thủ giỏi.
II. Lập luận trong văn nghị luận
Câu 1. Trong đời sống, những kết luận trong các lời giao tiếp thông thường như “Trời nóng quả, đi ăn kem đi” hay " Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi cộng viên nữa” chỉ có tính chất thù hẹp trong phạm vi quan hệ của một vài cá nhân hoặc một tập thể nhỏ. Nhưng trong văn nghị luận, các luận điểm luôn có tính khái quát, có ý nghĩa xã hội phổ biến, rộng lớn như:
“Sách là người bạn lởn của con người”, “Cần tạo ra thối quen tốt trong đời sống xã hội”.
Câu 2: Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”:
- Vì sao mà nêu ra luận điểm này ?
Chúng ta cần coi “Sách là người bạn lớn của con người” vì con người không chỉ có đời sống vật chất mà còn có đời sống tinh thần. Sách chính là những món ăn quý giá cần cho đời sống tinh thần đó.
- Luận điểm đó có những nội dung gì?
Sách là người bạn lớn của người. Đúng vậy, sách giúp ta mở mang trí tuệ. Sách dẫn dắt ta đi sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống. Sách đưa ta trỗ về quá khứ, đưa ta tới tương lai, đặc biệt là giúp ta sống sâụ sắc cuộc sống hôm nay. Sách giúp ta thư giãn khi mỏi mệt, giúp ta nhận ra chân lí và những nét đẹp của cuộc sống. Sách dạy ta bao điều về đạo lí, nghĩa nhân. Sách dạy ta bao điều về khoa học...
- Luận điềm đó thực tế không?
Việc đọc sách, biết quý sách là một thực tế rõ ràng trong đời sống Xã hội. Hàng trăm triệu con người đang ngày đêm miệt mài đọc sách để học tập, để tham khảo, nghiên cứu, để phát triển tài năng. Các thế hệ. cũng luôn nối tiếp nhau học tập, đọc sách để đời sau càng tiến hơn đời trước.
- Luận điểm đó có tác dụng gì?
Luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” có tác dụng nhắc nhở, động viên, khích lệ mọi người trong xã hội biết quý sách, hiểu được giá trị lớn ỉao của sách và nâng cao lòng ham thích đọc sách để tự nâng cao mình hơn.
Câu 3: Từ truyện Thầy bói xem voi ta có thể rút ra kết luận:
Muốn hiểu biết đầy đủ sự vật, sự việc phải xem xét toàn diện sự vật, sự việc ấy.
Đúng vậy, nếu ta chỉ mới biết một sự vật, sự việc ở một vại điểm, chưa thấu hiểu thật cặn kẽ, chưa nắm được bản chất mà đã vội nêu lên những nhận xét về chúng thì chắc chắn chúng ta chỉ đưa ra những nhận xét thiếu sót hoặc sai lầm, giống như thầy bói mù chỉ tiếp xúc với một bộ phận của con voi mà đã mô tả hình dáng con voi và cứ đinh ninh là mình đã nói đúng.
Không được kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan cho mình là lớn lao và hiểu biết nhiều hơn cả. Mọi sự chủ quan, ngạo mạn, kiêu căng đều dẫn đến thất bại.
Đó là bài học mà truyện ngụ ngôn Êch ngồi đáy giếng đã dạy cho ta.
Thật đáng thương cho chú ếch kia. Chú ta ngồi dưới đáy giếng sâu mà nhìn lên nên lầm tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung nồi. Từ đó nó nghĩ rằng mình là lớn nhất thế gian và hết sức vênh vang tự đắc vì điều ấy. Có lẽ khi bị trâu giẫm bẹp nó cũng chưa kịp thấy rõ sự sai lầm của mình vì cái chết đã đến một cách bất ngờ và quá nhanh chóng.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK