Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Các điểm cơ bản:
• Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lẩn thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động việt Nam (tên gọi từ nêm 1951 đến năm 1975 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay). Tên bài có người soạn sách đặt.
+ Bài văn thuộc thể nghị luận chứng minh.
+ Nội dung: Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.
• Kêu gọi phát huy truyển thống ấy.
I. Sau khi tạm ổn định được vùng đồng bằng, cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên vùng Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quèn trung ương lãnh đạo cuộc kháng chiến. Lúc này, lực lượng kháng chiến đã qua thời kì cầm cự, đang thời phản công thắng lợi. Thuận theo đà thắng lợi ấy, tháng 2 năm 1951, Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội lần II. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo Chính trị. Đoạn văn được trích từ bản Báo cáo Chính trị này. Chủ tịch đã gợi lại truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của tổ tiên, và kêu gọi mọi người cùng phát huy để chiến thắng thực dân Pháp. Phân tích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
II. Đoạn trích được viết theo phương pháp nghị luận chứng minh, có ba phần rõ rệt.
Phần đầu có thể xem là phần mở bài, nêu lên nội dung chính: “Dân ta có một lòng nồng nận yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu cứa ta”. Những câu tiếp theo như để giải thích và nhân mạnh truyền thống nồng nàn yêu nước bằng điệp từ “nó” kết hợp với các tính từ và động từ mạnh gợi cảm, gợi hình như “sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn, lướt qua, nhấn chìm...” và so sánh lòng yêu nước như “một làn sóng vô cùng...”. Chỉ mới đọc phần đầu ấy thôi người đọc cũng đã sớm nhận ra truyền thống hào hùng trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, chủ quyền dân tộc của bao thế hệ ông cha.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Phần thứ hai gồm hai đoạn văn kế tiếp là luận cứ của truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Truyền thống chống giặc ngoại xâm là sự việc đánh quân cướp nước được lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác giả đã nhắc lại những cuộc kháng chiến vĩ đại đã được ghi trong lịch sử dân tộc và khẳng định rõ ràng rằng “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. Tác giả đã nhắc lại để chúng ta nhớ hai vị nữ anh hùng đã “phất cờ nương tử thay quyền tướng quân” đánh đuổi Tô Định tướng nhà Đông Hán, nhớ Bà Triệu cùng anh là Triệu Quốc Đạt cưỡi voi ra trận đánh đuổi quân Đông Ngô. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh là như thế. Về nam giới thì tác giả dẫn chứng các vị anh hùng Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Hồ Chí Minh nhắc lại để người đọc nhớ vị anh hùng đã từng tâu với vua Trần Nhân Tông một câu thật khí khái rằng “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng”, đã cùng binh tướng nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông; người đọc nhơ vị anh hùng Lê Lợi chọn Lam Sơn làm nơi dấy nghĩa, mười năm nếm mật nằm gai, cùng với Nguyễn Trãi và quân dân thời bấy giờ đánh thắng quân Minh cuồng bạo. Và nhớ đến vị anh hùng Quang Trung, Nguyễn Huệ quyết đánh cho vua tôi nhà Thanh biết “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”...Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tác giả đã lập luận và nêu các dẫn chứng theo thứ tự thời gian. Nếu “lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại..." thì “Đồng hào ta ngày nay cũng rất xứng dáng vài tổ tiên ta ngày trước". Và câu kết nêu lên nhận xét thấu tình đạt lí rằng: “Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". Trong lập luận chứng minh, tác giả nêu dẫn chứng. Các dẫn chứng trong đoạn văn này được sắp xếp theo các mối quan hệ về tuổi tác, về nơi chốn, nhiệm vụ. về tuổi tác thì từ già đến nhi đồng; về nơi chốn thì kiều bào ở nước ngoài, dồng bào ở cùng bị tạm chiếm, nhân dân miền ngược đến miền xuôi,... về nhiệm vụ thì các chiến sĩ ở tiền tuyến, công chức, nam nữ công nhân, nông dân, điền chủ... ở hậu phương đều được nêu lên khiến các dẫn chứng trở nên toàn diện. Các dẫn chứng ấy lại được kết nối bằng quan hệ từ “từ... đến..." đã thể hiện sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân. Tất cả đều thể hiện lòng yêu nước qua công việc của mình đã “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lơn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khàn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tác giả còn dùng phép so sánh đối chiếu tất cả những con người, sự việc mà họ đã làm để đi đến kết luận: “... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
Phần cuối của đoạn trích là phần kết luận xác định giá trị bằng lối so sánh “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quỷ". Như ngà voi, quà tặng đắt tiền thì được trưng bày ở phòng khách cho đẹp mắt, còn ngọc ngà châu báu, ... thì thường được cất giàu đi. Lòng yêu nước thì cũng thế, có người bộc lộ ra ngoài, có kẻ thì giấu đi, không hòa vào hoằn cảnh chung. Từ nhận xét đó, tác giả mới kêu gọi mọi người, trước nhất là những người đang dự Đại hội “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cà mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến".
III. Với lối viết mạch lạc bằng nghệ thuật chọn lựa hình ảnh để so sánh đối chiếu, những dẫn chứng chọn lọc, chứng minh từng luận điểm một cách rõ ràng và chặt chẽ; chỉ ở đoạn trích thôi cũng đã có sức thuyết phục lớn đối với người nghe, người đọc. Có lẽ nhờ vậy mà chỉ hơn ba năm sau, quân dân ta đã tạo nên một chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta một lần nữa đã làm dày thêm trang sử vẻ vang của dân tộc.
Mong rằng bài viết Tinh thần yêu nước của nhân dân ta sẽ giúp chúng ta tự hào về đất nước và con người Việt Nam
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK