Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại : từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Hiện tượng từ đồng nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất với những biểu hiện phong phú, sinh động trong thực tế.
Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ | Từ đồng nghĩa | Từ trái nghĩa |
bé (chỉ kích thước, khối lượng) | nhỏ | to, lớn, vĩ đại |
thắng | được | thua, thất bại |
chăm chỉ | siêng năng, cần cù | lười biếng |
Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :
+ Từ nhiều nghĩa : các nghĩa của từ tương đồng, có mối quan hệ với nhau.
+ Từ đồng âm : các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có giá trị tương đương từ, về cơ bản có thể làm những chức vụ cú pháp giống như từ (chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…)
Câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bách chiến bách thắng : Trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp : lá ngọc cành vàng.
- Khẩu Phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thay thế từ in đậm bằng từ ngữ tương đương :
- đồng không mông quạnh.
- còn nước còn tát.
- con dại cái mang.
- giàu nứt đố đổ vách.
Câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Ví dụ về các lối chơi chữ :
+ Dùng từ đồng âm : Hổ mang bò lên núi → hai nghĩa : Con hổ mang con bò lên núi / Con hổ mang đang bò lên núi.
+ Chơi chữ dùng lối nói gần âm :
Con cá đâu anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi.
(Ca dao)
+ Chơi chữ dùng cách điệp âm : Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông ben bãi biển Bắc Bộ. bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa (câu chuyện dân gian).
+ Chơi chữ dùng lối nói lái : Mang theo một cái phong bì – Trong đựng cái gì đựng cái đầu tiên (“đầu tiên” : tiền đâu).
+ Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa :
Con cò chết rủ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra bò vào
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.
⇒ Sử dụng các từ cùng chỉ
Các bài Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 hay khác :
Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK