Tìm hiểu bài Sài Gòn tôi yêu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

 Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút - bút kí Nhớ... Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm. Hãy .com tìm hiểu bài Sài gòn tôi yêu.

  Sài Gòn tôi yêu

 Các điểm cơ bản:
•    Tùy bút viết vé đặc điểm của thành phố Sài Gòn được trích từ tác phẩm ‘‘Nhớ .. Sài Gòn”:
-    Đặc điểm về địa lí khí hậu.
•    Đặc điểm về con người.
•    Cái được và cái mất của Sài Gòn trên đà phát triển.
-    Về hình thức: Văn miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm trong sáng và bình dị.

Soạn bài Sài Gòn tôi yêu

I.    Rất tiếc là không tìm được vài dòng tiểu sử của tác giả bài văn. Nhưng từ trong bài viết, người đọc biết Minh Hương là người nhập cư Sài Gòn vào khoảng từ năm 1940. Ấy là một bài viết đầy ý nghĩa từ cái nhìn tinh tế về phong cảnh, con người Sài Gòn qua lời văn chân chất, bình dị như chính người Sài Gòn viết về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. 

II.    Năm câu đẩu của bài văn Minh Hương đã so sánh tuổi của ông, của Sài Gòn với tuổi của Đất nươc. Đất nước thì đã "năm ngàn năm tuổi", còn Sài Gòn thì mới "ba trăm năm" tính từ thời điếm thành lập phủ Gia Định dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. năm 1697. Thành Gia Định sau trở thành thành phố Sài Gòn, thủ phủ của xứ Nam Kì, một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Từ so sánh ấy, tác giả khẳng định rằng: “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, dối thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trăn trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này". Tất nhiên đó là lời khẳng định có điều kiện “miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách...”, nghĩa là thế hệ sau biết cách kế thừa và phát triển Sài Gòn.

Sau đoạn văn khái quát về sức sống của Sài Gòn và tình yêu về nó, Minh Hương bắt đầu bày tỏ lòng yêu thương cụ thể của mình. Trước hết, tác giả tỏ bày tình cảm của mình khi đối diện với cảnh sắc thiên nhiên. Ấy là cảnh sắc đốì nghịch sáng nắng chiều mưa, “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt. lại như thủy tỉnh”... Ấy là cảnh phố phường buổi sáng thì náo động còn đêm khuya thì thưa thớt tiếng ồn. Điệp ngữ, “tôi yêu” kết hợp với các từ so sánh gợi cảm về thời tiết nhằm làm rõ hơn lời tỏ bày “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái”.

Sài Gòn lúc bình minh

Sài Gòn lúc bình minh

Thứ đến là tác giả tỏ bày tình cảm của mình với người Sài Gòn. Nhưng người Sài Gòn là ai. Lần lại lịch sử thì kể từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu những lưu dân từ Quảng Bình trở vào đã được chiêu mộ vào đây cùng khai khẩn với người bản địa, sau này lại có thêm người Hoa chạy trốn quân Thanh cũng được chúa Nguyễn thâu nhận. Bởi vậy, tác giả mới cho rằng: “Ở trên đất này không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vớ hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình".

Tuy là người tứ xứ nhưng khi đã hít thở không khí Sài Gòn, uống nước Sài Gòn,... thì những con người ấy, thế hệ này sang thế hệ khác cũng đã hình thành phong cách bản địa, nhất là trong giao tiếp, ứng xử “Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành, bộc trực”. Với tính tình như thế, người Sài Gòn dễ thân thiện và rất hiếu khách. Đặc biệt, Minh Hương tập trung miêu tả trang phục và tính nết của các cô gái Sài Gòn mà ông gọi là "Các cô gái thị thiềng". Minh Hương chọn những chi tiết đặc trưng và miêu tả từ đầu đến chân, cụ thể là các kiểu tóc, nón. Mình mặc cái "áo hà ba trắng, đính một túi nhó xíu duy nhất bên thân mặt áo. Quần đen rộng, mang giày bô trắng (giày vải, giày ba-ta) hay xăng đan da...". Không áo tứ thân, không khăn mỏ quạ... Có lẽ là xứ thuộc địa nên đời sống văn hóa vật chất cũng phải chịu ảnh hưởng phần nào của Pháp. Chịu ảnh hưởng thôi chứ không lai căng, các cô gái vẫn mang "cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu. Cũng yểu điệu, thướt tha, nhưng theo cung cách Bến Nghé”.

Người đọc bắt gặp được những câu văn mượt mà khi miêu tả sự e thẹn, nụ cười của các cô. Tất nhiên đó chỉ là vẻ đẹp bên ngoài biểu hiện một tâm hồn Việt Nam. Tâm hồn ấy được biểu hiện ở cử chỉ đã thành thói quen mà ai cũng mên. Ấy là "khi chào người lớn, cứ cô ấy (trước 1945) cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá. Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu và cười". Đây là biểu hiện của lễ phép giữa người với người, là đặc trưng về giao tế có từ truyền thống gia đình. Không gò ép, không gượng gạo, "không có tư thế khúm núm hay màu mè. Không một chút mặc cảm, tự ti" Người Sài Gòn là như thế, con gái Sài Gòn là như thế, biết "hề hà, dễ dãi" với ai và vào lúc nào; biết “cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá" ai. Còn với kẻ thù “thì các cô gái ấy cũng như các trai và các giới đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thăn vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hy sinh cả tính mạng, xuyên suốt ba chục năm từ 1945 đến 1975".

Trước khi kết thúc bài văn, Minh Hương viết về một bộ phận cư dân khác của Sài Gòn: các loài chim. Nếu Sài Gòn luôn giang hai cánh tay đón người tứ xứ tới làm ăn sinh sống thì cũng là chốn cho các loài chim trú ngụ. “Họ hàng se sẻ", và “cả cò, cả vạc sổng lồng trong sở thú bay ra làm tổ trên mấy ngọn cây dầu, cây sao cao ngất với các chị cu gáy, chị quạ, chị sáo". Và như thế Sài Gòn là đất của người, cây cối và chim đã mấy trăm năm sống hài hòa, thân thiện.  Bây giờ thì cả dơi và chim đều ít dần đi. Tác giả đã phê phán “những kẻ vô trách nhiệm... đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố" khiên mất dần đi cảnh vui mắt, tươi tắn... mà thiên nhiên đã tô điểm cho cuộc sống hài hòa của con người.

Cảm nhận khi đọc Sài Gòn tôi yêu

Cuối bài văn Minh Hương đã bày tỏ nỗi lòng của mình với Sài Gòn và mong ước của mình vơi thế hệ sau bằng những câu văn ngắn gọn, ý tứ rõ ràng: “Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sùi Gòn như tôi”.

III.  Sài Gòn tôi yêu là một bài tùy bút trữ tình của Minh Hương về nơi mà ông đã sống từ hơn 50 năm nay. Tác giả đã hòa tình cảm của mình vào không gian Sài Gòn, trải tình cảm của mình theo cách sống của người Sài Gòn bằng những câu văn tự sự, miêu tả khi thì mộng mơ, khi thì dí dỏm, khi thì sắc cạnh,... theo ngôn ngữ và phong cách Nam Bộ để người đọc đang ở xa thì nhớ về đang vô tình giữa thành phố thì suy nghĩ lại, giữ gìn, và yêu Sài Gòn như tác giả đã yêu.

 

Mong rằng bài viết Sài Gòn tôi yêu của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức
 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK