1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. Phát hiện các từ dùng sai trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng:
Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.
- Em bé đã tập tẹ biết nói.
- Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.
Gợi ý:
- Các từ dùng sai: dùi, tập tẹ, khoảng khắc;
- Chữa: vùi, tập toẹ, khoảnh khắc.
2. Sử dụng từ đúng nghĩa
Phát hiện các từ dùng sai trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng:
- Đất nước ta ngày càng sáng sủa.
- Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.
- Con người phải biết lương tâm.
Gợi ý: Phải nắm chắc nghĩa của từ để tránh dùng sai, đặc biệt là những từ gần nghĩa với nhau. Nắm được nghĩa của từ rồi, phải đặt từ đó trong ngữ cảnh cụ thể để xem nghĩa của từ ấy có phù hợp với nghĩa của câu không.
- Các từ dùng sai: sáng sủa, cao cả, biết;
- Chữa: thay sáng sủa bằng tươi đẹp hoặc đổi mới; thay cao cả bằng sâu sắc hoặc quý giá; thay biết bằng có.
3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
Phát hiện các từ dùng sai trong những câu sau đây và sửa lai cho đúng:
- Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang.
- Ăn mặc của chị thật là giản dị.
- Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuỵ Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.
- Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh.
Gợi ý: Mỗi từ loại có đặc tính ngữ pháp riêng. Khi sử dụng từ, để tránh lỗi không đúng tính chất ngữ pháp, phải chú ý tới điều này. Từ chỉ đúng về tính chất ngữ pháp khi nó thể hiện đúng đặc tính từ loại của mình trong câu, chức năng ở các thành phần câu.
- Các từ dùng sai: hào quang (là danh từ, không thể sử dụng làm vị ngữ như một tính từ được); ăn mặc (là động từ, không thể sử dụng như danh từ); thảm hại (là tính từ, không thể sử dụng như danh từ); giả tạo phồn vinh (sai về trật tự kết hợp);
- Chữa:
Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào nhoáng.
Cách ăn mặc của chị thật là giản dị. (hoặc Chị ăn mặc thật là giản dị.)
Bọn giặc đã chết rất thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuỵ Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.
Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.
4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
Các từ in đậm trong những câu sau đây sai như thế nào? Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế.
- Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.
- Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên […]. Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ.
(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
Gợi ý: Ngoài việc phải đúng về nghĩa gốc, nghĩa biểu thị sự vật, sự việc, khi dùng từ còn phải chú ý đảm bảo đúng về sắc thái biểu cảm, không sai phong cách. Thay các từ lãnh đạo, chú hổ bằng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa phù hợp với sắc thái biểu cảm: cầm đầu, con hổ.
5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
- Trong những trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương?
- Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
Gợi ý: Sử dụng từ địa phương trong những ngữ cảnh không phù hợp (không phải địa phương ấy) sẽ làm cho người nghe, đọc khó hiểu hoặc không hiểu được. Tuy nhiên, trong những tác phẩm văn học, để tạo sắc thái cá biệt, người ta có thể sử dụng từ địa phương; đối với trường hợp này, những từ khó, lạ phải có chú thích để không gây khó khăn cho người đọc. Xem lại bài về từ Hán Việt để trả lời câu hỏi tiếp theo.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK