Tình bà cháu tha thiết và sâu nặng đã trở thành một phần của cuộc sống, một phần của lý tưởng và là động lực cho cuộc hành chiến của cháu ở hôm nay. Bà luôn là hậu phương tinh thần vững chắc và bền chặt nhất cho mỗi bước hành quân của cháu. Có bà, có tiếng gà trưa, có rổ trứng hồng... cùng vô vàn ký ức tuổi thơ, dường như đoạn đường hành quân thêm ngắn lại, dường như cháu vừa được tiếp thêm sức mạnh. Tất cả điều đó điều được thể hiện qua cảm nghĩ về khổ thơ cuối bài tiếng gà trưa.
Dàn bài cảm nhận bài thơ tiếng gà trưa
- Giới thiệu về nhà thơ Xuân Diệu và tác phẩm Tiếng gà trưa
- Giới thiệu và dẫn dắt vào đề bài
Ví dụ:
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái hiện một vẻ đẹp tâm hồn của những người lính vừa chân thực lại vừa giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa”. Đặc biệt ta cảm nhận rõ vẻ đẹp đó qua khổ cuối của bài thơ.
Xem thêm:
Tiếng gà trưa: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích
Phát biểu cảm nghĩ về bài tiếng gà trưa
Thân bài
- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sáng tác của bài tiếng gà Trưa: Đất nước bị xâm lược, đứng trước những bóc lột, giày xéo của ngoại bang. Trước tình hình đó, lòng yêu nước càng được thể hiện rõ nét qua ý chí chiến đấu của những người chiến sĩ trẻ tuổi. Bài thơ Tiếng gà trưa được Xuân Quỳnh sáng tác trên đường hành quân đánh giặc.
- Mục đích chiến đấu giản dị và cao cả của người chiến sĩ: Điệp từ “vì” được lặp lại 4 lần thể hiện mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Mục đích đó giản dị, tầm thường nhưng cũng thật cao cả và thiêng liêng: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc.
- Lòng yêu nước xuất phát từ tình yêu gia đình, yêu làng quê. Chính vì thế mà những hình ảnh giản dị lại làm nên lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ.
- Tình yêu đối với bà, quê hương, đất nước: Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà.
- Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà.
- Tinh thần và ý chí chiến đấu của người lính qua khổ cuối bài tiếng gà trưa
Xem thêm:
Cảm nhận đoạn 1 bài tiếng gà trưa
Cảm nhận đoạn 2 bài tiếng gà trưa
- Giới thiệu lại về giọng thơ: nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc
- Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
- Nêu cảm nhận của bản thân về khổ thơ.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK