Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học)- Soạn văn lớp 7

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học)- Soạn văn lớp 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

   I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

    Gợi ý trả lời câu hỏi

   a) Bài văn viết về bài ca dao:

                                                   Đêm qua ra đứng bờ ao

                                         Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

                                                  Buồn trông con nhện chăng tơ

                                        Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

                                                Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

                                      Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

                                                 Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

                                    Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

   a) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó:

   - Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu đầu gợi nên: “Đêm qua... sao mờ”.

   - Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu sau gợi nên: “Buồn trông... mối ai”.

   - Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu kế tiếp gợi nên: “Đêm  đêm.., năm tròn”.

   - Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu cuối gợi nên: “Đá mòn... trơ trơ”.

             Ghi nhớ:

  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
  • Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có 3 phần:

          - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

          - Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên.

          - Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm:

   III. LUYỆN TẬP

                                                  BÀI THAM KHẢO

CẢM NGHĨ VẾ BÀI ”BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ” CỦA ĐỖ PHỦ

   Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ, tự nhiên tôi thấy gần gũi, thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

   Đỗ Phủ sống vào thế kỉ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì ngày hôm nay! Ai đã trải qua những  cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bãc trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần đây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

   Đỗ Phủ kể đến chuyện trẻ con thôn Nam khinh ông già yếu, nỡ cướp tranh mái nhà của ông rồi chạy vào lũy tre! Có lẽ đó là chuyện thường thấy của nghìn năm trước ở nơi hẻo lánh, và cuộc sống lúc đó nghèo khổ lắm, một ấm tranh lợp nhà cũng tranh cướp của kẻ yếu. Ngày nay tổ chức cứu trợ, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, lá lành đùm lá rách, chắc không ai nỡ tàn nhẫn như trẻ con thời Đỗ Phủ.

   Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ!

   Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước: ước được nhà rộng muôn ngàn gian. Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan!

   Ông thương nhất là kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, bởi họ chẳng có gì ngoài chữ nghĩa và tấm lòng lương thiện! Tấm lòng nhà thơ càng đáng quý trọng gấp bội khi ông nói muốn có nhà ngay trước mắt để ấm lòng mọi kẻ sĩ:

   Than ôi, bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mát. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.

   Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn, ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

                                                                Ngữ văn 7 (Sách giáo khoa thí điểm)

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK