Địa lí 7 Bài 32: Các khu vực châu Phi

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Khu vực Bắc Phi

a. Khái quát tự nhiên

  • Ở rìa Tây Bắc là dãy núi trẻ Átlát, các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển có mưa khá nhiều. Rừng sồi, dẻ rậm rạp, vào sâu nội đại mưa giảm dần: Xavan, cây bụi.
  • Phía Nam hoang mạc Xahara khí hậu khô nóng, lượng mưa rất nhỏ. Thực vật cây cỏ gai thưa thớt, ở những ốc đảo thực vật chủ yếu là cây chà là.

b. Khái quát kinh tế-xã hội

  • Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Béc-be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, theo đạo hồi.
  • Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở ngành dầu khí và du lịch.

1.2. Khu vực Trung Phi

a. Khái quát tự nhiên

  • Phần phía Tây: có 2 môi trường: Xavan và môi trường nhiệt đới.
  • Phần phía Đông sơn nguyên trên mặt có nhiều đỉnh núi, hồ à khí hậu xích đạo gió mùa.

b. Khái quát kinh tế – xã hội

  • Dân cư Trung Phi chủ yếu là người Ban -Tu thuộc chủng tộc Nê-grô-ít có tín ngưỡng đa dạng.
  • Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
  • Nêu sự khác biệt về kinh tế của khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi.
    • Bắc Phi: các nước Bắc Phi nằm ven Địa Trung Hải, kinh tế khá phát triển, nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới ; các nước phía nam Xa-ha-ra trồng lạc, ngô, bông, … có ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, phát triển du lịch.
    • Trung Phi: kinh tế còn kém phát triển, thường xuyên bị khủng hoảng do thị trường nông .sản bên ngoài biến động; trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
  • Nêu tên các cây công nghiệp chủ yếu ở Trung Phi.
    • Các cây công nghiệp chủ yếu ở Trung Phi: cọ dầu, cà phê, lạc, bông, ca cao. 
  • Cho biết sản xuất nông nghiệp của Trung Phi phát triển ở những khu vực nào? Tại sao lại phát triển ở đó?
    • Sản xuất nông nghiệp của Trung Phi phát triển ở khu vực phía đông và phía tây.
      • Phía đông: có khí hậu gió mùa xích đạo, có đất đỏ badan bao phủ trên nhiều vùng rộng lớn, rất thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cà phê.
      • Phía tây: chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Ghi-nê, có khí hậu xích đạo.

3. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài nà các em cần nắm được các nội dung cơ bản sau: 

  • Châu Phi được chia làm 3 khu vực.
  • Nắm vững đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc phi, Trung phi.
  • Các hoạt động kinh tế của các quốc gia Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 104 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 104 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 73 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 74 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 74 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 75 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 3 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 7

4. Hỏi đáp Bài 32 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK