I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?
1. Xác định quan hệ từ trong các câu sau:
a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
(Khánh Hoài)
b. Hùng Vương thứ mười tám có m ột người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
c. Bởi tôi ăn uổng điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay ẹ không tập trung được vào việc gì cả.
(Lý Lan)
Trả lời:
a. của
b. như
c. Bởi ...và ... nên
d. nhưng
2. Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.
Trả lời:
Quan hệ từ “của" liên kết hai từ ngữ “đồ chơi”, "chúng tôi” dùng biểu thị quan hệ sở hữu.
Quan hệ từ “như” liên kết hai từ "đẹp”, “hoa” dùng biểu thị quan hệ so sánh.
Quan hệ từ "và" liên kết hai từ ngữ “ăn uống điều độ”, “làm việc có chừng mực” dùng biểu thị quan hệ đẳng lập.
Quan hệ từ “Bởi... nên...” liên kết hai mệnh đề của câu, dùng biểu thị quan hệ nhân quả.
Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường …và hôm nay …
II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
1. Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
a) Khuôn mặt của cô gái
b) Lòng tin của nhân dân
c) Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua
d) Nó đến trường bằng xe đạp
e) Giỏi về toán
g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
h) Làm việc ở nhà
i) Quyển sách đặt ở trên bàn.
Trả lời:
Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ (vì những trường hợp này nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ).
b) Lòng tin của nhân dân
d) Nó đến trường bằng xe đạp.
g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây.
h) Làm việc ở nhà.
Các trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ:
a) Khuôn mặt của cô gái.
c) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua.
e) Giỏi về toán
i) Quyển sách đặt ở trên bàn
2. Quan hệ từ có thể dùng thành cặp:
Trả lời:
Nếu... thì...
Vì... nên...
Tuy... nhưng...
Hễ... thì...
Sở dĩ... vì...
3. Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm:
Trả lời:
- Nếu chúng ta cố gắng thì chúng ta sẽ đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
- Vì trời mưa to nên đường trơn trợt.
- Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng anh ấy vẫn học rất giỏi.
- Hễ trời mưa to thì chúng ta ở nhà.
- Sở dĩ lá rụng nhiều vì gió quá lớn.
III. LUYỆN TẬP
1. Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ “Vào đêm trước ngày khai trường của con” đến “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”
Trả lời:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hè mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
2. Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn:
Trả lời:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi bằng cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Nó rất thân ái bạn bè.
b) Nó rất thân ái với bạn bè.
c) Bố mẹ rất lo lắng con.
d) Bố mẹ rất lo lắng cho con.
e) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
g) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
h) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
i) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam
k) Tôi tặng anh Nam quyển sách này
l) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
Trả lời:
Các câu đúng:
b) Nó rất thân ái với bạn bè.
d) Bố mẹ rất lo lắng cho con.
g) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
i) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam
k) Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
l) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
Các câu sai:
a) Nó rất thân ái bạn bè.
c) Bố mẹ rất lo lắng con.
a) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
g) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
4. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ (quan hệ từ được in đậm):
Trả lời:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bốp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
5. Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ "nhưng" sau đây:
- Nó gầy nhưng khỏe
- Nó khỏe nhưng gầy
Trả lời:
Hai câu “Nó gầy nhưng khỏe” và “Nó khỏe nhưng gầy" có ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Câu thứ nhất, người nói chấp nhận cái sức khỏe của “nó”, nhưng câu thứ hai, người nói không chấp nhận cái vóc dáng của “nó”.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK