Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc) Hãy chỉ rõ và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau trong văn bản Sau phút chia li

Hãy chỉ rõ và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau trong văn bản Sau phút chia li

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hãy chỉ rõ và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau trong văn bản Sau phút chia li

Hãy chỉ rõ và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau trong văn bản Sau phút chia li của Đoàn Thị Điểm
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu 
Ngàn dâu xanh ngát một màu 
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(“Sau phút chia li” - Đoàn Thị Điểm)

A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ đề bài đã dẫn trích trong văn bản “Sau phút chia li” của Đoàn Thị Điểm.
- Lấy dẫn chứng từ đoạn thơ đề bài đã dẫn.
- Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
Giới thiệu và trích dẫn đoạn thơ.
Thân bài:
+ Phép điệp từ: “cùng”, “thấy”, “ngàn dâu”.
+ Phép đối: “lòng chàng” - “ý thiếp”.
=> Sự quyến luyến, không nỡ rời xa; tình cảm sâu nặng giữa đôi vợ chồng mới cưới trong cơn chia li cách biệt.
+ Phép đối “trông lại.” - “chẳng thấy”: tô đậm bi kịch chia li.
+ Các sắc điệu khác nhau của màu xanh: xanh xanh, xanh ngắt -> sắc độ tăng dần, tô đậm sự chia li, nỗi tuyệt vọng.
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” và câu hỏi tu từ: nỗi ngậm ngùi, sự cam chịu của người chinh phụ.
Kết bài:
+ Các biện pháp tu từ đã góp phần lớn trong việc thể hiện tâm trạng của người chinh phụ trong giây phút chia li đưa chồng ra trận mạc.
+ Đoạn thơ thể hiện rõ cảm hứng nhân đạo của tác giả.

B. Bài văn mẫu
Văn thơ xưa viết rất nhiều về chiến tranh để tố cáo chế độ xã hội gây ra cho con người bao nỗi đau, không chỉ về thể xác mà cả nỗi đau tinh thần. Trong đó không ai khổ hơn người phụ nữ khi đất nước loạn lạc. Đoạn trích “Sau phút chia li” trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” là một lời tố cáo chiến tranh tiêu biểu nhất và qua đó thể hiện nỗi khổ của người chinh phụ thật sâu sắc.

Sau khi tiễn chồng ra mặt trận, người chinh phụ âu sầu, ảo não và nghĩ về những tháng ngày vất vả sắp tới của mình sẽ không có người chồng bên cạnh đỡ đần, chăm sóc. Nỗi cô đơn xâm chiếm lòng người phụ nữ. Từ khổ thơ thứ nhất đến khổ thơ thứ hai, nỗi sầu ấy được nâng lên rõ rệt và đến khổ thơ cuối thì nỗi sầu của người chinh phụ đã kết thành khối, thành núi. Nỗi sầu được tác giả khéo léo thế hiện qua các biện pháp tu từ rất đặc sắc.

"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Tiếp tục sử dụng biện pháp đối, điệp ngữ, điệp ý như những khổ thơ trên, tác giả bộc lộ nỗi sầu của người chinh phụ đến tận cùng. Âm điệu trong câu thơ dường như day dứt hơn rất nhiều khi cuộc chia li đã dâng lên cực độ. Nghệ thuật đối “Cùng trông lại cùng chẳng thấy” để chỉ cái tận cùng của không gian xa cách. Nếu như khổ thơ trên vẫn còn có cột mốc để chỉ khoảng cách xa xôi giữa hai người là Hàm Dương, Tiêu Tương thì ở đây đã không còn ý niệm về khoảng cách nữa. Không gian dường như mất hút vào khoảng không vô tận. Nỗi sầu chia li hai hướng nghịch nhau tăng lên đến cực điểm rồi. Điệp từ “cùng” để chỉ sự đồng hướng của hai người xa nhau, cả hai cùng trông về một phía nhưng chẳng thể nhìn thấy nhau được nữa chỉ “thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu”. Điệp ngữ vòng “thấy, ngàn dâu” ở đây được sử dụng rất hay. Nó nhấn mạnh thêm độ xa cách đã mất hút vào ngàn dâu xanh. Màu “xanh xanh” của ngàn dâu ở câu trên đã nhanh chóng chuyển sang màu “xanh ngắt” ở câu dưới, không phải màu xanh của niềm tin, hi vọng mà dường như là nỗi u sầu của người chinh phụ đọng lại thành khối. Màu xanh dày đặc ấy như quấn lấy, cuốn đi sự khao khát được nhìn thấy nhau của hai người.

Người chồng đi xa đến nơi trận ải nhưng còn người chinh phụ chỉ có một mình vò võ với nỗi đợi mong. Nỗi buồn ấy đã lan tỏa, thấm dần vào không gian cảnh vật, cuối cùng chúng kết lại thành khối sầu, núi sầu mà mãi mãi sẽ không tan trong lòng người phụ nữ. Chữ “sầu” cuối bài thơ có sức mạnh ghê gớm, nó thả vào lòng người đọc một dư âm sâu sắc như để cùng cảm nhận nỗi sầu ấy với người chinh phụ.

Câu thơ cuối cùng “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” là câu hỏi tu từ đầy ý xót xa. Không phải một câu oán trách, không phải một lời hờn giận hay dùng để cân đo đong đếm, so sánh giữa hai nỗi sầu, câu thơ chỉ làm rõ hơn nữa nỗi sầu của người chinh phụ mà thôi. Nó đã ở đỉnh điểm và dường như uất nghẹn, nồi sầu ấy chẳng chia sẻ được cùng ai. Chỉ có mình em chăn đơn gối chiếc, vò võ một mình, chỉ còn lại mình em xa lạ trong chính căn phòng của chúng ta, niềm vui hay nỗi buồn cũng chỉ mình em biết đến, tiếng cười hay tiếng khóc cũng một mình em hay... Chàng nơi xa chắc cũng hiểu lòng em như em biết ý chàng. Nhưng ngặt một nỗi đôi ta muốn gần mà chẳng được. Thảm thương thay....

Chỉ với bốn câu thơ với những biện pháp tu từ độc đáo, có chọn lọc, khổ thơ mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác giả đã quan tâm đến số phận con người nhất là người phụ nữ, họ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội xưa. Từ đó, giá trị tố cáo chiến tranh càng mạnh mẽ. Không trực tiếp lên tiếng nhưng nỗi sầu người chinh phụ đọng lại thành khôn thành núi cũng đà đủ sức đè bẹp chế độ xã hội thối nát bấy giờ. Và chính nó có sức tố cáo ghê gớm, chân thực nhất.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK