Địa lí 7 Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Sự di dân

  • Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thi hóa cao.
  • Nguyên nhân di dân rất đa dạng:
    • Di dân tự do (bị thiên tai, chiến tranh, xung đột sắc tộc, nghèo đói, tìm kiếm việc làm…).
    • Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng núi, ven biển.

1.2. Đô thị hoá

  • Đới nóng là nơi có sự di dân và tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới.
  • Hậu quả: Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị…
  • Một số siêu đô thị ở đới nóng.
    • Bao gồm: Mê-hi-cô Xi-ty, Ri-ô Đe-gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Cai-rô, La-gôt, Bắc Kinh, Xơ-un, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca – Cô-bê, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Niu Đê-li, Mum-bai, Ka-ra-si, Côn-ca-ta.

Câu hỏi 1: Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá tự phát ở đới nóng gây ra.

  • Việc đô thị hóa tự phát đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí do rác thải, nước sinh hoạt không được xử lí,…
  • Với đời sống: thiếu nước sạch, cơ sở hạ tầng quá sức phục vụ, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, thiếu việc làm …

Câu hỏi 2: Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng.

  • Di dân ở đới nóng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không giống nhau ở các nước và các thời kì. Có nguyên nhân về tự nhiên, có cả nguyên nhân về kinh tế – xã hội; có nguyên nhân tiêu cực nhưng cũng có nguyên nhân tích cực.
    • Di dân từ nông thôn vào thành phố để kiếm công ăn việc làm và nâng cao mức sống
    • Di dân do thiên tai, hạn hán
    • Di dân do các cuộc xung đột tộc người
    • Di dân để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới
    • Di dân để xây dựng các công trình công cộng hoặc các khu công nghiệp
    • Di dân với mục đích khai thác tài nguyên

Câu hỏi 3: Dựa vào hình 11.3 (trang 38 SGK Địa lý 7), nhận xét về tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới.

Hình 11.3. Biểu đồ tỉ lệ dân đô thị

(Hình 11.3. Biểu đồ tỉ lệ dân đô thị)

  • Tính tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị:
    • Châu Á là (37/15) X 100% = 146,7%
    • Châu Âu là (73/56) X 100% = 130,4%
    • Châu Phi là (33/15) X 100% = 220,0%
    • Bắc Mĩ là (75/64) X 100% = 117,2%
    • Nam Mĩ là (79/41) X 100% = 192,7%

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm được các nội dung kiến thức sau:

  • Sự di dân như thế nào?
  • Đô thị hóa gây ra hậu quả gì?

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 38 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 38 SGK Địa lý 7

Bài tập 3 trang 38 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 25 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 26 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 26 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 27 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 11 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 11 Tập bản đồ Địa Lí 7

4. Hỏi đáp Bài 11 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK