Trang chủ Lớp 6 Địa lý Lớp 6 SGK Cũ Chương II: Các Thành Phần Tự Nhiên Của Trái Đất Địa lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, đông vật trên trái đất

Địa lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, đông vật trên trái đất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Lớp vỏ sinh vật

  • Các sinh vật sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. 
  • Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển.

Sơ đồ vị trí lớp vỏ sinh vật

1.2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật 

a. Đối với thực vật 

  • Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật 
  • Trong yếu tố khí hậu lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sư phát triển của thực vật
  • Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật 
  • Thực vật chân núi rừng lá rộng
  • Thực vật sườn núi rừng lá hỗn hợp
  • Thực vật sườn cao gần đỉnh lá kim 
  • Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật. Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.

Rừng mưa nhiệt đới và Hoang mạc nhiệt đới

Hinh 67. Rừng mưa nhiệt đới và Hình 68. Hoang mạc nhiệt đới

b. Đối với động vật 

  • Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất. 
  • Động vật chịu ảnh hưởng khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển

c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật 

Mối quan hệ giữ thực vật và động vật

(Mối quan hệ giữ thực vật và động vật)

  • Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.
  • Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.

1.3. Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất

a. Tích cực 

  • Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố. 
  • Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

b. Tiêu cực 

  • Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.
  • Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm: Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi, thủy sản 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 82 SGK Địa lý 6

Bài tập 2 trang 82 SGK Địa lý 6

Bài tập 3 trang 82 SGK Địa lý 6

Bài tập 1 trang 83 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 84 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 84 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 85 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 85 SBT Địa lí 6

Bài tập 4 trang 85 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 85 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 86 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 39 Tập bản đồ Địa Lí 6

3. Hỏi đáp Bài 27 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK