Vấn đề |
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
Nội dung |
Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới |
Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. |
Quy mô, thời gian |
Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn |
Quy mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài |
Phương thức nghiên cứu |
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm |
Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng. |
Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa. Quá trình phát sinh đột biến đã gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen bị đột biến. Tần số đột biến với từng gen thường rất thấp và đột biến có tính thuận nghịch nên áp lực của quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với các quần thể lớn.
Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. đột biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể.
Tác động chủ yếu của CLTN là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định và các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.
Các alen trội bị tác động của chọn lọc nhanh hơn các alen lặn
Ở các sinh vật lưỡng bội, các alen trội chịu tác động chọn lọc nhanh hơn nhiều so với các alen lặn vì alen trội ở thể đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện thành kiểu hình, trong khi đó alen lặn ở trạng thái dị hợp không biểu hiện kiểu hình. Do chọn lọc tác động vào kiểu gen hay alen thông qua tác động vào kiểu hình nên toàn bộ các alen trội có hại đều bị đào thải.
Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên.
Điểm đặc trưng của mỗi hình thức chọn lọc.
Các điều kiện bất lợi trong ngoại cảnh là các nhân tố chọn lọc. Tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà có hình thức chọn lọc cụ thể, nghĩa là ngoại cảnh quy định hướng chọn lọc.
Chọn lọc ổn định diễn ra trong điều kiện sống ổn định, chọn lọc kiên định kiểu gen đã đạt được. Chọn lọc vận động diễn ra trong điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định, chọn lọc hướng đến những kiểu gen mới có giá trị thích nghi hơn. Chọn lọc phân hóa diễn ra trong điều kiện sống không đồng nhất, chọn lọc diễn ra theo nhiều hướng, phân hóa thành nhiều kiểu hình.
CLTN là nhân tố chính của quá trình tiến hóa
Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen. Điều này khẳng định vai trò của thường biến trong quá trình tiến hóa.
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp gen đảm bảo sự thích nghi với môi trường, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
CLTN làm cho tần số của các alen biến đổi theo hướng xác định. Dưới tác động của CLTN tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể.
⇒ Vì vậy, chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa.
Tại sao nói đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quá trình tiến hoá?
Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa, nhưng trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu, vì so với đột biến NST thì:
Phân biệt quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về CLTN?
Vấn đề | Quan niệm của Đacuyn | Quan niệm hiện đại |
Nguyên liệu của CLTN |
|
|
Đơn vị tác động của CLTN |
|
|
Thực chất tác dụng của CLTN |
|
|
Kết quả của CLTN |
|
|
Sau khi học xong bài này các em cần:
Giải thích được sự đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới ngày nay
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Tiến hoá nhỏ là quá trình
Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 19 trang 95 SBT Sinh học 12
Bài tập 20 trang 96 SBT Sinh học 12
Bài tập 22 trang 96 SBT Sinh học 12
Bài tập 27 trang 97 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 96 SBT Sinh học 12
Bài tập 25 trang 97 SBT Sinh học 12
Bài tập 32 trang 98 SBT Sinh học 12
Bài tập 33 trang 98 SBT Sinh học 12
Bài tập 34 trang 98 SBT Sinh học 12
Bài tập 35 trang 99 SBT Sinh học 12
Bài tập 36 trang 99 SBT Sinh học 12
Bài tập 49 trang 102 SBT Sinh học 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK