Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cấu trúc hoá học của ADN

Đơn phân của ADN – Nuclêôtit

  • Cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P

Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.

  • Cấu tạo nuclêôtit gồm 3 thành phần:
    • Nhóm phôtphat: H3PO4
    • Đường pentôzơ: C5H10O4
    • Bazơ nitơ: A, T, G, X

Cấu trúc nucleotit

  • Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin
  • Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit.
  • Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
    • A – T = 2 liên kết hyđrô
    • G – X = 3 liên kết hyđrô

các bazơ nitơ liên kết với nhau

  • Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.
  • Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.

1.2. Cấu trúc không gian

Ngoài cấu trúc ADN do Wat- son và Crick tìm ra thì còn nhiều kiểu mô hình khác của ADN. Nhưng đây là cấu trúc được giải Nobel và được nhiều nhà khoa học công nhận nên được coi là cấu trúc chính.

Mô hình cấu trúc ADN

Theo mô hình Wat-son và Crick:

  • Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé.
  • Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.
  • Đường kính vòng xoắn 2nm (20 Ao), 1 chu kì cao 3.4nm (34 Ao) gồm 10 cặp nuclêôtit.
  • Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng
  • Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.

Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:

  • Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia
  • Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:

A = T; G = X              

A+ G = T + X

(A+ G): (T + X) = 1.

N= A + T + G + X = 2X + 2T = 2G + 2A

L = N/2 x 3,4 (A0)

Ví dụ:

Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 150; G1 = 300. Trên mạch 2 có A2 = 300; G2 = 600.

Dựa vào nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN.

Gợi ý trả lời:

Theo NTBS:

A1 = T2 = 150 ; G1 = X2 = 300;  A2 = T1 = 300;  G2 = X1 = 600

=> A1 + A2 = T1 + T2 = A = T = 450; G = X = 900.

Tổng số nuclêôtit là: A+ G +T+ X = N

Chiều dài của ADN là: N/2 x 3,4

3. Luyện tập Bài 15 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó.
  • Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn, F. Crick. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 10 trang 42 SBT Sinh học 9

Bài tập 11 trang 42 SBT Sinh học 9

Bài tập 12 trang 42 SBT Sinh học 9

Bài tập 13 trang 42 SBT Sinh học 9

Bài tập 14 trang 42 SBT Sinh học 9

Bài tập 15 trang 42 SBT Sinh học 9

Bài tập 16 trang 43 SBT Sinh học 9

Bài tập 23 trang 44 SBT Sinh học 9

Bài tập 24 trang 44 SBT Sinh học 9

Bài tập 26 trang 44 SBT Sinh học 9

Bài tập 27 trang 44 SBT Sinh học 9

Bài tập 32 trang 45 SBT Sinh học 9

4. Hỏi đáp Bài 15 Chương 3 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK