Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thí nghiệm của Moocgan

a. Đối tượng thí nghiệm:

Đặc điểm của ruồi giấm thích hợp cho thí nghiệm:

  • Dễ nuôi, đẻ nhiều
  • Vòng đời ngắn (10- 14 ngày)

Vòng đời của ruồi giấm

  • Số lượng NST ít (2n = 8) dễ quan sát

Ruồi giấm

b. Nội dung thí nghiệm:

Thí nghiệm của Moocgan

c. Giải thích:

  • F1 được toàn ruồi xám, dài chứng tỏ tính trạng thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội so với cánh cụt. Nên F1 dị hợp tử về 2 cặp gen (BbVv)
  • Lai ruồi đực F1 thân xám cánh dài với ruồi cái thân đen, cánh cụt. Ruồi cái đồng hợp lặn về 2 cặp gen nên chỉ cho 1 loại giao tử bv, không quyết định kiểu hình của FB. Kiểu hình của FB do giao tử của ruồi đực quyết định. FB có 2 kiểu hình nên ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử: BV và bv khác với phân li độc lập cho 4 loại giao tử, chứng tỏ trong giảm phân 2 gen B và V luôn phân li cùng nhau, b và v cũng vậy ⇒ Gen B và V, b và v cùng nằm trên 1 NST.
  • Kết luận: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.

d. Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết

Quy ước:

Gen B quy định thân xám; gen b quy định thân đen

Gen V quy định cánh dài; gen v quy định cánh cụt

Sơ đồ:

Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết

1.2. Ý nghĩa của di truyền liên kết

  • Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn NST rất nhiều nên một NST phải mang nhiều gen, tạo thành nhóm gen liên kết (số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội).
  • Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST. Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau

2. Luyện tập Bài 13 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó.
  • Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.  

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 43 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 43 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 43 SGK Sinh học 9

Bài tập 4 trang 43 SGK Sinh học 9

Bài tập 11 trang 27 SBT Sinh học 9

Bài tập 12 trang 27 SBT Sinh học 9

Bài tập 43 trang 34 SBT Sinh học 9

Bài tập 44 trang 34 SBT Sinh học 9

Bài tập 45 trang 34 SBT Sinh học 9

Bài tập 46 trang 35 SBT Sinh học 9

Bài tập 47 trang 35 SBT Sinh học 9

Bài tập 48 trang 35 SBT Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 13 Chương 2 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK