Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm hô hấp
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại khí CO2 do các tế bào thải ra, ra khỏi cơ thể.
- Hô hấp có 3 giai đoạn:
- Sự thở (thông khí ở phổi)
- Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu.
- Trao đổi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu
- Ý nghĩa của hô hấp: Nhờ hô hấp mà khí O2 được lấy vào để oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cơ thể.
1.2. Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng
- Hệ hô hấp gồm 2 phần: Đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đường dẫn khí:
- Cấu tạo: gồm các cơ quan: mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.
- Mũi: có nhiều lông mũi, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc.
- Thanh quản: Có nắp thanh quản có thể cử động đậy kín đường hô hấp.
- Khí quản: Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.
- Phế Quản: Cấu tạo bởi các vòng sụn, ở phế quản nơi tiếp xúc với các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
- Chức năng: Dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
- Chức năng này được thực hiện tốt nhờ dường dẫn khí có cấu tạo với những đặc điểm phù hợp sau:
- Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).
- Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).
- Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.
- Hai lá phổi:
- Cấu tạo:
- Bao ngoài hai lá phổi là hai lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch giúp phổi nở rộng và xốp
- Đơn vị cấu tạo phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bọc bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bé mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.
- Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
2. Luyện tập Bài 20 Sinh học 8
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò hô hấp với cơ thể sống.
- Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người và nêu được chức năng của chúng.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Giúp tế bào và cơ thể tránh bị đầu độc bởi CO2
-
B.
Cung cấp O2 cho tế bào
-
C.
Loại bỏ CO2 ra khỏi cơ thể
-
D.
Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào
-
-
A.
Thanh quản
-
B.
Khí quản
-
C.
Thực quản
-
D.
Phế quản
-
-
A.
Chống bụi, vi khuẩn và vật lạ giúp không khí dễ đi qua
-
B.
Nhận không khí từ khoang mũi, hầu chuyển vào khí quản, ngăn thức ăn không cho lọt vào khí quản trong khi nuốt thức ăn
-
C.
Ngăn bụi, diệt khuẩn, làm ấm, làm ẩm không khí.
-
D.
Làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi, đảm bảo cho sự trao đổi khí giữa máu với không khí trong phế nang dễ dàng.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 2 trang 67 SGK Sinh học 8
Bài tập 3 trang 67 SGK Sinh học 8
Bài tập 4 trang 67 SGK Sinh học 8
Bài tập 1 trang 39 SBT Sinh học 8
Bài tập 1-TN trang 40 SBT Sinh học 8
Bài tập 6 trang 41 SBT Sinh học 8
Bài tập 13 trang 42 SBT Sinh học 8
Bài tập 18 trang 43 SBT Sinh học 8
Bài tập 19 trang 43 SBT Sinh học 8
Bài tập 20 trang 44 SBT Sinh học 8
Bài tập 23 trang 45 SBT Sinh học 8
Bài tập 24 trang 45 SBT Sinh học 8
3. Hỏi đáp Bài 20 Chương 4 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!