Trang chủ Lớp 6 Vật lý Lớp 6 SGK Cũ Bài 30. Tổng kết chương II: Nhiệt học Bài tập lí thuyết ôn tập chương 3 trang 89 SGK Vật lí 6

Bài tập lí thuyết ôn tập chương 3 trang 89 SGK Vật lí 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

1. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm ?

2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất ?

3. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn ?

4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào ? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.

5. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên.

6. Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ có xác định không ? Nhiệt độ này gọi là gì ?

7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta tiếp tục đun ?

8. Chất lỏng có bay hơi ở một nhiệt độ xác định không ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì ?

 

 

 

Hướng dẫn giải

1.

Phương pháp : 

 - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

 - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

 - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

2.

Phương pháp : Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Lời giải chi tiết

1. Thể tích của các chất tăng khi nhiệt độ tăng, thể tích của các chất giảm khi nhiệt độ giảm.

2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

3. 

- Khi nóng lên thanh thép nở dài ra làm chốt ngang bị gãy.

- Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng quá nhiều, các thay ray đường tàu hoả nở ra làm các thay ray bị uốn cong.

4. 

- Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

- Kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống :

  + Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển

  + Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm

  + Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người.

5. 

(1) Nóng chảy

(2) Bay hơi

(3) Đông đặc

(4) Ngưng tụ

6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

7. Trong thời gian đang nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù ta vẫn tiếp tục đun.

8. 

- Chất lỏng không bay hơi ở một nhiệt độ xác định. Chất lỏng bay hơi ở bất cứ nhiệt độ nào.

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

9. 

- Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun nhiệt độ của chất lỏng vẫn không tăng.

- Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ sôi có đặc điểm: Trong suốt thời gian sôi, chất lỏng vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng.

 

 

 

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK