Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Tổng kết phần văn và tập làm văn, ôn tập về dấu câu Soạn bài Tổng kết phần văn và tập làm văn ôn tập về dấu câu(Dấu phẩy)- Soạn văn lớp 6

Soạn bài Tổng kết phần văn và tập làm văn ôn tập về dấu câu(Dấu phẩy)- Soạn văn lớp 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

 1. Ghi lại nhan đề các văn bản đã được đọc - hiểu trong cả năm:

  1. Con Rồng, cháu Tiên
  2. Bảnh chưng, bánh giầy
  3. Thánh Gióng
  4. Sơn Tinh, Thủy Tinh
  5. Sự tích Hồ Gươm
  6. Sọ Dừa
  7. Thạch Sanh
  8. Em bé thông minh
  9. Cây bút thần
  10. Ông lão đánh cá và con cá vàng
  11. Ếch ngồi đáy giếng
  12. Thầy bói xem voi
  13. Đeo nhạc cho mèo
  14. Chân, tay, tai, mắt, miệng
  15. Treo biển
  16. Lợn cưới, áo mới
  17. Con hổ có nghĩa
  18. Mẹ hiền dạy con
  19. Thẩy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
  20. Dế Mèn phiêu lưu kí
  21. Sông nước Cà Mau
  22. Bức tranh của em gái tôi
  23. Vượt thác
  24. Buổi học cuối cùng
  25. Đêm nay Bác không ngủ
  26. Lượm
  27. Mưa
  28. Cô Tô
  29. Cây tre Việt Nam
  30. Lòng yêu nước
  31. Lao xao
  32. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
  33. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
  34. Động Phong Nha

      2. - Truyền thuyết là gì?

  • Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Truyền thuyết Việt Nam có môi quan hệ chặt chẽ với thần thoại.
  • Cổ tích là gì?
  • Truyện cổ tích là loại truyện dân giàn thời xưa kể về cuộc đời của một số  kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.

        Truyện cổ tích thường có yếu tô' hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lòng nhân ái, lẽ phải, sự công bằng đốì với gian tham, bất công, của cái Thiện đối với cái Ác.

  • Truyện ngụ ngôn là gì?
  • Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • Truyện cười là gì?
  • Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
  • Truyện trung đại là gì?
  • Truyện trung đại là loại truyện Việt Nam ra đời vào thời trung đại (khoảng từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX). Truyện trung đại được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại mà gần với kí, với sử hơn và thường mang tính giáo huấn. Truyện trung đại thường có cốt truyện đơn giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ.
  • Thế nào là văn bản nhật dụng?
  • Văn bản nhật dụng là loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại liên quan tới các vấn đề thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân sôi, quyền trẻ em, ma túy... và tác hại của các tệ nạn xã hội. Bởi vậy "văn bản nhật dụng" có thể dùng tất cả các thể tài cũng như các kiểu văn bản.

3. Thông kê các nhân vật chính trong các truyện đã học.

SỐ

TT

Tên

văn

bản

Nhân vật chính

Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính

1

Con

Rồng,

cháu

Tiên

Lạc Long Quân, Âu Cơ

  • Lạc Long Quân là một vị thần giống rồng, có sức khỏe phi thường, có tài phép lạ, trừ nhiều loài yêu quái.
  • Âu Cơ là tiên, xinh đẹp tuyệt trần, sinh trăm trứng, nở trăm con.
  • Các nhân vật này có ỹ nghĩa giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên của người Việt Nam.

2

Bánh

chưng,

bánh

giầy

Lang Liêu

  • Lang Liêu luôn chăm lo đồng áng làm ra nhiều khoai lúa; nhờ thần mách bảo đã làm ra hai thứ bánh ngon nên được vua cha truyền ngôi báu.
  • Nhân vật này có ý nghĩa đề cao người tài đức, chuyên cần.

3

Thánh

Gióng

Thánh

Gióng

- Thánh Gióng có tính cách kì lạ: sinh ra ba năm không nói, cười, đi; khi giặc đến thì lớn nhanh như thổi, ăn khỏe phi thường, vươn vai thành tráng sĩ cao lớn nhảy lên ngựa sắt xông ra đánh giặc, giặc tan thì bay về trời.

 

 

 

 

 

 

 

- Thánh Gióng có ý nghĩa tiêu biểu cho lòng yêu nước, căm thù giặc và có ý chí thắng quân xâm lược của nhân dân ta. 

4

Sơn

Tinh,

Thủy

Tinh

Sơn Tinh, Thủy Tỉnh

  • Hai nhân vật đều có tài phép lạ, cùng đến cầu hôn Mị Nương. Sơn Tinh được vợ, Thủy Tinh nổivgiận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng rồi thất bại, tuy thế cuộc chiến vẫn diễn ra hằng năm  
  • Nhân vật Sơn Tinh có ý nghĩa tượng trựng cho tinh thần chiến thắng thiên tai lũ lụt nhân dân ta.
  • Thủy Tinh có ý nghĩa tượng trưng cho Sức phá hoại hàng năm của lũ lụt.

5

Sự tích Hồ Gươm

Lê Thận, Lê Lợi.

  • Lê Thận là người đánh cá, gia nhập quân khởi nghĩa Lam Sơn, bắt được lưỡi gươm thần
  • Lê Lợi là chủ tướng quân khởi nghĩa, bắt được chuôi gươm. Lê Lợi tra lưỡi gươm vào chuôi rồi cùng quân tướng tung hoành đánh giặc, đuổi được quân Minh. Khi Lê Lợi lên làm vua, bơi thuyền trên hổ, thần Kim Quy bơi lên đòi lại gươm thần. Nhà vua trả lại gươm báu từ đó hồ mang tên Hoàn Kiếm.
  • Nhân vật Lê Thận tiêu biểu cho nhân dân lao động cùng tham gia nghĩa quân đánh đuổi quân thù.
  • Lê Lợi tượng trưng cho sức mạnh toàn dân và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta.

6

Sọ

Dừa

Sọ Dừa

  • Sọ Dừa thân hình xấu xí, dị dạng nhưng lại có nhiều tài năng, sau bỏ lốt xấu bên ngoài thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, thi đỗ trạng nguyên, làm quan to cùng vợ là nàng út sống hạnh phúc.
  • Nhân vật Sọ Dừa có ý nghĩa đề cao giá trị chân chính của con người và thể hiện tình thương đối với người bất hạnh .

7

Thạch

Sanh

Thạch Sanh

- Thạch Sanh có tính cậch hiền lành, cần cù, chân thật, dễ tin người. Chàng có nhiều phép lạ nên đã diệt được chằn Tinh, đại bàng, cứu được công chúa. Chàng luôn bị Lí Thông lừa nhưng sau cùng chàng cũng lấy dược công chúa, dẹp được giặc ngoại xâm và lên làm vua

 
 

Buổi

học

cuối

cùng

Thầy giáo Ha-men

  • Tính cách của thầy giáo Ha-men: thầy giáo là người luôn nghiêm khắc dối với học sinh. Thầy cũng là người rất thương yêu các em, đặc biệt là yêu ngôn ngữ của tổ quốc Pháp, căm giận kẻ thù đã chiếm lĩnh quê hương và ngăn cản việc dạy tiếng Pháp.
  • Nhân vật này cũng có ý nghĩa nhắc nhở chân lí: khỉ một dân tộc rơi vào vòng nô lệ mà họ vẫn giữ được tiếng nól cửa họ thì cũng giống như người bị giam cầm đã nắm giữ được chìa khóa nhà tù.

 

 

   4. Trong các nhân vật ở trên, hãy chọn ba nhân vật mà em thích nhất. Vì sao em lại thích các nhân vật đó?

   Vấn đề này thì các em có thể tự chọn.

    5. Giữa các loại truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm gì giông nhau về phương thức biểu đạt?

  • Giữa các loại truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm giống nhau về phương thức biểu đạt, đó là loại truyện nào cũng sử dụng phương thức biểu tượng tự sự để thuật lại những sự việc và những diễn biến của các sự việc đó.

      6. Trong SGK Ngữ văn 6, tập hai, những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta là: Thánh Gióng; Con Rồng, cháu Tiên; Sự tích Hồ Gươm; Ấn kiếm Tây Sơn; Cái chết của em Ái; Lượm; Cô Tô; Cây tre Việt Nam; Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.

• Những văn bản thể hiện tinh thần nhân ,ái của nhân dân ta: Sọ Dừa; Thạch Sanh; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tạm lòng, Bức tranh của em gái tôi.

 

  

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK