Trang chủ Lớp 7 Sinh học Lớp 7 SGK Cũ Chương 1: Ngành Động Vật Nguyên Sinh Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm chung

  • Động vật nguyên sinh có một số đặc điểm sau:

    • Có kích thước nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường

    • cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng khác nhau của cơ thể sống.

    • Phần lớn sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc tiêu giảm.

    • Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

  • Hiện biết có khoảng 40000 loài. Các động vật nguyên sinh thường gặp là:

    • Trùng roi

    • Trùng biến hình và trùng giày

    • Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Một số đại diện của động vật nguyên sinh

1.2. Vai trò thực tiễn

1.2.1. Vai trò

Động vật nguyên sinh sống rất phổ biến ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước  mặn,kí sinh trong cơ thể động vật nên giữ vị trí quan trọng trong hệ sinh thái.

  • Làm thức ăn cho nhiều động vật lớn hơn trong nước

  • Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước

  • Trùng lỗ (có kích thước 0,1 – 1mm)là nhóm động vật nguyên sinh sống phổ biến ở biển. Khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ trái đất. Hóa thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa

1.2.2. Tác hại

Một số động vật nguyên sinh kí sinh gây bệnh nguy hiểm ở người và gia súc như: bệnh sốt rét, bệnh ngủ li bì, bệnh lị amíp ở người, bệnh tằm gai ở tằm, bệnh ỉa chảy ở ong…

  • Bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây ra

trùng sốt rét

  • Bệnh kiết lị do trùng kiết lị gây ra

trùng kiết lị

  • Trùng roi gây ra bệnh ngủ li bì

Trùng roi

  • Bệnh hoa liễu do trùng roi gây ra vùng viêm nhiễm cổ tử cung nữ và tắc ống dẫn tinh của nam.

Trùng roi và bệnh hoa liễu

  • Bệnh amip ăn não do trùng amip gây ra

trùng Amip

2. Luyện tập Bài 7 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nắm được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
  • Chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 28 SGK Sinh học 7

Bài tập 1 trang 10 SBT Sinh học 7

Bài tập 5 trang 12 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 16 SBT Sinh học 7

Bài tập 5 trang 14 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 16 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 14 SBT Sinh học 7

Bài tập 11 trang 16 SBT Sinh học 7

Bài tập 1 trang 15 SBT Sinh học 7

Bài tập 12 trang 16 SBT Sinh học 7

Bài tập 2 trang 15 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 16 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 7 Chương 1 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK