Câu 1: Đọc bài văn Lao xao (Duy Khán) và trả lời các câu hỏi:
a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
- Các loài chim được nói đến: chim bồ các, sáo sậu, sáo đen, tu ngói, bìm bịp, diều hâu, chèo bẻo, quạ, chim cắt.
Qua việc thống kê các loài chim được miêu tả trong văn bản này thấy tác giả tả các loài chim theo trình tự: tả các loài chim hiền lành trước rồi sau mới nói đến những loài chim dữ.
-Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể và tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết
Tác giả đang nói về hoa, ong, bướm thì chuyển sang nói về chim. Để chuyển ý như thế tác giả cho tiếng chim bồ các vang lên. Chính tiếng chiu này đã kéo sự suy tưởng hướng về các loài chim. Đây là một sự dẫn dắt rất khéo trong cách kể chuyện.
Tác giả lại dựa vào một câu hát quen thuộc mà chị Điệp vừa nhắc tới để chuyển từ chim bồ các sang các loài sáo, rồi sang loài chim tu hú. Sau đó lai từ tiếng kêu của bìm bịp mà chuyển sang tả các loài chim ác như diều hâu chèo bẻo, quạ, cắt.
Câu 2: Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
a. Chúng được miêu tả chủ yếu là tiếng kêu: mỗi loài chim có tiếng kêu khác biệt:
Ngoài ra chúng còn được miêu tả qua hình dáng: "con tu hú to nhất họ", "con diều hâu có cái mũi khoằm", "chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn". Hoặc chúng được miêu tả qua màu sắc: sáo đen, bìm bịp khoác bộ cánh nâu, quạ đen, quạ khoang, cắt là loài quỷ đen. Hoặc chúng được miêu tả qua hoạt động: bồ các vừa bay vừa kêu; sáo sậu sáo đen hay đậu lên lưng trâu; tu hú chỉ xuất hiện vào mùa quả tu hú chín; chim ngói thì luôn vội vã; nhạn thích bay cao tít; bìm bịp kêu vào lúc đã quá nửa buổi và lúc này cũng là lúc các loài chim ác xuất hiện; diều hâu bay cao nhựng đánh hơi rất tinh, khi bắt mồi, diều hâu lao xuống như mũi tên, bắt được mồi lại lao vụt lên mây; chèo bẻo bay nhanh lao lên như những mũi tên; quạ thì lia lia láu láu cát thì rốt nhanh và chỉ xỉa kẻ thù bằng cánh nhọn.
b. Trong bài văn, tác giả luôn kết hợp nghệ thuật miêu tổ và nghệ thuật kể chuyện. Hai yếu tố nghệ thuật này thường đan xen vào nhau làm cho lời vốn thêm hấp dẫn. Ví dụ đoạn mở đầu:
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm (kể).
Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bầm thơm như mùi mít chín ỗ góc vườn ông Tuyên (tả).
Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn như để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi (kể).
Các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng.
Ví dụ:
Chim tu hú chỉ xuất hiện vào mùa quả tu hú chín để ăn quả. Quả hết nó bay đi đâu biệt. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh "chéc chéc".
Các loài chim được tả trong mối quan hệ giữa các loài. Ví dụ:
Cùng họ với diều hâu là quạ: quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. Không bắt đứợc con gà, không ăn trộm được trứng; nó vào chuồng lợn... Quạ vừa bay lên, chèo bẻo vây tứ phía, dành. Có con quạ chết đến rũ xương...
Chèo bẻo ơi, chèo bẻo!
Chèo bẻo chỉ sợ mỗi chim cắt. Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết.
c. Nhận xét về tài quan sát của tác giả và tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim:
Câu 3: Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ: "Kẻ cắp gặp bà già"; đồng dao: "Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các..."; và những chuyện kể về sự tích chim như: "Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang. Lúc ông ta chết, giời bắt hóa thân làm bìm bịp".
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim làm cho bài văn tả chim thêm sinh động, thêm hâp dẫn, giúp người đọc thêm nhiều hiểu biết. Tuy nhiên cách cảm nhận này cũng có điều chưa xác đáng. Ví dụ như: việc phân chia ra loài chim hiền, chim ác cùng chưa hẳn đúng.Hiền hay ác la cách nghĩ của con người còn các loài chim chỉ biết sống theo bản năng của chúng: có loài chim chỉ ăn ngũ cốc; có loài chỉ ăn sâu bọ; nhưng cũng có Ioài ăn thịt thì phải tìm cách săn bắt chuột, gà, thỏ để sinh tồn.
Câu 4: Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Bài văn cho em những hiếu biết rất mới về các loài chim. Em không ngờ các loài chim ở miền quê lại phong phú đến như thế và mỗi loài có một vẻ, mỗi cách sống riêng.
Qua hình ảnh các loài chim, em càng thấy miền quê của đất nước mình thật tươi đẹp. Ngoài sự trù phú về hoa thơm quả ngọt, cây trái xanh tươi đồng lúa chín vàng, miền quê của chúng ta còn là một thê giới ríu rít tiêng chim hót, và sôi động một cuôc sống muôn màu muôn vẻ của chim muông.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK