Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào không có nhân điển hình, có đầy đủ đặc điểm của một vi sinh vật như khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để sinh trưởng và nhân lên.
Hình dạng thường gặp: Hình cầu, que, hạt, xoắn...
Bào tương: là dung dịch lỏng (80% là nước); thành phần cơ bản là Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtêin và rARN), là nơi tổng hợp prôtêin.
Màng sinh chất: Có chức năng trao đổi chất (thẩm thấu) và bảo vệ tế bào. Có nhiều enzim, tham gia vào phân chia tế bào.
Vách (Thành tế bào): là khung quy định hình dạng của tế bào, tham gia vào phân chia tế bào.
Bào tử: Là hình thức chuyển thể của một số VK trong điều kiện không thuận lợi. Có khả năng đề kháng rất cao với ngoại cảnh, khi gặp điều kiện thuận lợi nó trở lại trạng thái VK bình thường và có khả năng gây bệnh.
Hầu hết Vi khuẩn sống dị dưỡng bằng cách hoại sinh và kí sinh (trừ một số ít có thể tự dưỡng)
Hoạt động sống của VK: VK có khả năng dinh dưỡng, hô hấp, chuyển hóa và sinh sản như các vi sinh vật khác.
Vi khuẩn có khắp nơi trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, cây cối, thức ăn, ở cơ thể người lành, động vật, thực vật và trên rất nhiều đồ vật khác.
Không khí không phải là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có vi khuẩn trong không khí là do: Bụi cuốn hoặc do người bài tiết ra khi ho, hắt hơi…
Vi khuẩn trong cơ thể người lành
Vi khuẩn ở da: Da có nhiều Vi khuẩn và luôn thay đổi do hoàn cảnh sống, điều kiện vệ sinh cá nhân và nghề nghiệp. Đa số Vi khuẩn trên da là loại không gây bệnh, nhưng do một số điều kiện nào đó có thể gây bệnh. Vùng có nhiều Vi khuẩn là da đầu, mặt, nách, kẻ ngón tay, chân…; vùng ít Vi khuẩn là da bụng, bắp chân, tay, Vi khuẩn còn ở sâu trong tuyến bã và tuyến mồ hôi.
Vi khuẩn ở đường tiêu hóa:
Trong miệng: Thức ăn tồn tại trong miệng với nhiệt độ thích hợp tạo điều kiện cho Vi khuẩn phát triển, trong 1ml nước bọt có thể tới hàng triệu vi khuẩn, một số có khả năng gây bệnh ở răng, lợi, mũi, họng.
Trong dạ dày và ruột non: Có Vi khuẩn nhưng ít.
Đại tràng: có rất nhiều Vi khuẩn nhất là E.coli có tác dụng tiêu hóa thức ăn, tổng hợp vitamin. Có một số Vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy.
Vi khuẩn đường hô hấp: Ở đường hô hấp trên như mũi, họng… có các loại Vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, bình thường không có hại, nhưng khi cơ thể bị suy yếu, hoặc bị lạnh đột ngột… chúng có thể gây viêm họng, viêm phế quản…
Trên bộ máy sinh dục: Trong điều kiện bình thường không có Vi khuẩn gây bệnh nhưng khi không giữ vệ sinh tốt thì các Vi khuẩn đó có thể gây bệnh như các bệnh phụ khoa ở phụ nữ.
Vi khuẩn sinh trưởng phát triển nhanh nên số lượng rất lớn.
Người ta ước lượng trong 12h thì từ một vi khuẩn ban đầu có thể sinh ra 10 triệu vi khuẩn mới.
Trong tự nhiên:
Phân hủy chất hữu cơ (xác ĐV, TV) thành chất vô cơ.
Góp phần hình thành than đá, dầu lửa
Trong đời sống:
Nông nghiệp: VK nốt sần cố định đạm cho đất.
Chế niến thực phẩm: vi khuẩn lên men ( làm giấm, tương, rượu..)
Ứng dụng trong công nghệ sinh học (sản xuất…, làm sạch môi trường,..)
Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng; nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, gây ra ô nhiễm môi trường.
Vi khuẩn đã nhỏ và có cấu tạo đơn giản nhưng virut còn có kích thước càng nhỏ hơn và cấu tạo đơn giản hơn.
Đặc điểm cơ bản của virut:
Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.
Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào. Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN.
Kí sinh nội bào bắt buộc.
Vai trò: khi ki sinh thường gây bệnh cho vật chủ.
Sau khi học xong bài các em cần:
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 50 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng ?
Ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu ?
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 50 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 2 trang 107 SBT Sinh học 6
Bài tập 3 trang 108 SBT Sinh học 6
Bài tập 4 trang 108 SBT Sinh học 6
Bài tập 9 trang 108 SBT Sinh học 6
Bài tập 1 trang 109 SBT Sinh học 6
Bài tập 2 trang 110 SBT Sinh học 6
Bài tập 3 trang 110 SBT Sinh học 6
Bài tập 4 trang 110 SBT Sinh học 6
Bài tập 5 trang 110 SBT Sinh học 6
Bài tập 6 trang 110 SBT Sinh học 6
Bài tập 17 trang 113 SBT Sinh học 6
Bài tập 18 trang 113 SBT Sinh học 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK