Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cành vật và con người quen thuộc, gằn gũi ờ làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ầy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế cùa dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.
Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cành một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phàn đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa. đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ành độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tường tượng phong phú. bay bổng lạ thường của nhà thơ.
Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trờ nên rất sinh động: sắp mưa - sắp mưa - Những con mối - Bay ra - Mối trẻ - Bay cao - Mối già - Bay thấp. Gà con - Rối rít tim nơi - Ản nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà. rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vắt vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre - Tần ngằn - Gỡ tóc.
Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận - Muôn nghìn cây mía - Múa gươm - Kiến - Hành quân - Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bằu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn nhu một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.
Từ cảnh cây bưởi trĩu quà: Hàng bưởi đu đưa - Bế lũ con - Đầu tròn - Trọc lốc đến cảnh Chớp - Rạch ngang trời - Khô khốc - sầm - Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười - Cây dừa - Sải tay - Bơi - Ngọn mùng tơi - Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tường tượng phong phú cùa trẻ thơ.
Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sắm chớp, gió mữa... mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đù cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:
Mưa - Mưa - ù ù như xay lúa - Lộp bộp... - Rơi - Rơi... - Đắt trời - Mù trắng nước - Mưa chéo mặt sân - Sủi bọt - Cóc nhảy chồm chồm - Chó sủa - Cây lá hả hê...
Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ. gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm, sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.
Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đua vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.
Hình ảnh con người ờ cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về - Đội sầm - Đội chớp - Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ờ đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ờ làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay trong đó Mưa là một bài xuất sắc. Nhà thơ tí hon có tài quan sát tinh tế, kết hợp trí tưởng tượng phong phú, kỳ diệu, biết dùng từ ngữ hồn nhiên. Nhờ vậy cho đến nay, thơ Trần Đăng Khoa vẫn được lứa thiếu niên, nhi đồng yêu thích.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK