Câu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cụm từ “Người Cha” dùng để chỉ Bác Hồ. Bởi vì tấm lòng, sự quan tâm chăm sóc của Người đối với bộ đội giống như sự chăm sóc của người cha kính yêu với những đứa con.
Câu 2 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cách nói này khác giống với phép so sánh là người đọc thấy được sự tương đồng giữa các chủ thể.
Khác với phép so sánh ở hình thức thể hiện, người đọc muốn tìm được tầng nghĩa phải vận dụng sự liên tưởng của mình.
Câu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Từ “thắp” thể hiện việc dùng lửa nhen vào những vật có khả năng cháy.
- Lửa hồng: hiện tượng lửa cháy mạnh
Dùng từ “thắp” và “lửa hồng” để chỉ những hình ảnh đẹp, rực rỡ và ấm áp của hàng râm bụt trước cửa nhà Bác.
Câu 2 (trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ giòn tan được chỉ đùng dể chỉ đặc tính đồ ăn được sấy khô hoặc chiên kỹ.
- Kết hợp từ “nắng giòn tan” là sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác chuyển sang vị giác, tạo ra lối diễn đạt thú vị, giàu ý nghĩa
Câu 3 ( trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Có những kiểu ẩn dụ tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được sử dụng là:
- Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Bài 1 (trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cách 1: Diễn đạt bình thường, không sử dụng phép tu từ nào.
Cách 2: Có sử dụng phép so sánh thông qua từ “như”, giúp người đọc hieur rõ tâm tư tình cảm của người viết về Bác Hồ
Cách 3: phép ẩn dụ giúp câu thơ hàm súc, cô đọng, vừa thể hiện tình yêu tâm tư, sâu nặng của người viết với Bác
Bài 2 (trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.
- Qủa: thành quả, giá trị được tạo ra
- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì dạng: khuyên nhủ con người nên tìm môi trường sáng, tốt để sống
- Mực: ẩn dụ cho những môi trường, những người xấu → dễ khiến chúng ta lây nhiễm thói xấu
- Đèn: ẩn dụ cho nơi tốt đẹp, người tốt đẹp sẽ giúp ta học được thói quen tốt, đức tính tốt.
c, Thuyền: ẩn dụ cho ra đi- người con trai
Bến: ẩn dụ cho người ở lại- người con gái
→ Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho con trai
d, Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.
Bài 3 (trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Mùi hồi vốn được cảm nhận bởi thính giác nay được chuyển sang cảm nhận bằng thị giác.
→ Mùi hồi thơm như những dòng chảy bất tận đi ngang mặt. Cách viết thể hiện được cụ thể cái say đắm, ngất ngây trong cảm nhận tinh tế của tác giả.
b, Ánh nắng trở nên rõ ràng, có hình khối, dáng vẻ một cách cụ thể.
→ Cách diễn đạt khiến cho hình ảnh ánh nắng trở nên mềm mại, tự nhiên và gần gũi với con người.
c, Phép ẩn dụ: tiếng rơi rất mỏng
→ sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác khiến người đọc hình dung được tiếng rơi khẽ khàng của chiếc lá, một tiếng rơi được cảm nhận bằng tấm lòng của người yêu cái đẹp.
d, Phép ẩn dụ: ướt tiếng cười của bố
→ Gợi sự liên tưởng thú vị, mới lạ về tiếng cơn mưa rào. Sự hòa quyện, thâm nhập của cơn mưa vào tiếng cười.
Bài 4 (trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2): Chép chính tả Buổi học cuối cùng
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK